Dienstag, 6. Oktober 2015

6-10-2015 Gặp Lại Cố Nhân







        Sáng nay đi tập thể thao bảo dưỡng xương cốt linh hoạt ở phòng TV về ,  chồng rủ  đi bưu điện gởi thư tay , sẵn ra nhà băng xem cô  bé Melani mướn nhà ngoài  sau vườn  tầng 2 có chuyển tiền thuê của tháng nầy vào  chương mục chưa , thấy  trời nắng đẹp nên bỏ túi giầy thể thao và áo khoác  vào nhà song leo lên xe chồng cùng đi công việc , dự định  đi mua bánh mới về cùng ăn sáng thịnh soạn  cho khỏi uổng một ngày  nghỉ nắng đẹp .

       Trên đường từ bưu điện về , xe chạy thật chậm trên đường  vắng , tình cờ thấy một ông già gầy ốm ,đi 2,3 bước  lại gục đầu bám víu  vào thành xi măng trồng cây cảnh ,  ranh giới phân chia giữa nhà riêng của dân và đường giành riêng cho người đi bộ hành , vợ chồng ngừng  xe lại định hỏi cần giúp gì không  , chợt chồng nhận ra và nói với mình đó  là ông Kaiser , người đàn ông Đức mang  góc Áo ,từng làm việc văn phòng  cho trại tập trung người tị nạn Việt  Nam trên  WaldMichelBach ,đả  3 năm ròng  gánh  mọi phiền phức khó khăn cực nhọc với nhau  trong căn phòng nhỏ riêng làm văn phòng hành chính  của trại năm 1980 ,1981,và  1982  đến khi trại bị giải tán và bán cho tư nhân cất lại làm siêu thị . Mình  đến gần dìu ông hỏi có cần  giúp gì  được không ? , ông bảo muốn đến ga  xe lửa để đi  trị liệu  tinh thần vật thể , hỏi kỷ phòng mạch ở thị  trấn nào , và nói với ông là vợ chồng sẻ chở ông đến  thẳng phòng mạch ,ông khỏi phải đi  ra ga tàu làm gì .dìu  ông lên xe ,cài giây an toàn lại , mới cảm  thấy người  ông chỉ còn lại bộ xương bọc da, thật sự ngoài cặp mắt màu xanh dương nhạt còn in dấu ngày xưa của ông ra ,không còn một chút gì  xót lại trong hình thể của một người to con cao ráo vai rộng , ấn tượng hiền lành ,chịu khó và say mê uốn cà phê xuốt ngày của một thuở  làm việc hàng ngày sinh sống  với nhóm người từ phương đông mới lạc lỏng vào  xứ đức xa lạ ,  Gần 34 năm không gặp mặt , biết là ông đang sống trên đỉnh núi nầy nhưng tự ông không muốn qua lại với người ngoài  , đả hai lần chồng mò tới nhà để mời ông tham dự hợp mặt những buổi hợp kỉ niệm  Capanmur , nhưng ông đều thác lý do bị  bệnh tim không muốn giao tiếp bên ngoài , từ chối đi dự  ,từ chối đến nhà hàng chơi ,  nếu hôm nay không phải chồng nhận ra , chắc chắn mình không thể nào tin được trước mặt mình người đi không nổi sắp ngả đó  là ông Kaiser, toàn thân như một bộ xương mặc quần áo và có khuôn mặt hốc hác  đang nói chuyện đứt đoạn  ngồi sau yên xe trên đường đến phòng mạch .

         Từ giữa năm 1982 rời khỏi trại cùng với em Trinh về sống ở thành phố Lampertheim , đi học tiếp tục ,rồi có con , học song đi làm ra lập nghiệp nhà hàng , sau gần 34 năm  hôm nay lần đầu gặp lại ông đứng ngoài  đường , thật cảm xúc khi thấy  thời gian quá vô tình đả bào mòn một người  có thân hình vạm vở cao lớn trở thành một ông cụ  già sắp hết hơi như người sắp lìa khỏi dương  trần , dù mới chỉ 70 tuổi , sáng nay trong phòng TV tập thể dục 90 phút như thường lệ , trong  toán có bà  Lena đứng trước mặt mình  tuổi đả 80 nhưng vẩn hùng hồn làm những động tác như các bà tuổi  vừa 50 , tay chân linh hoạt theo giảng viên làm các động tác co dảng xương cốt ,, trong giây lát nhận ra được đời người không phải chỉ  vô thường , mà còn vô tình đến thật tế lạnh tận xương tủy , nhớ đến câu nói trong cuốn sách nhỏ ngày còn nhỏ mình được đọc  trong tổ Bạc Hà của hia Uy cho mượn, đả  chép trong nhật ký riêng viết vào các giờ nghỉ trưa rảnh rổi  ,“ Thời gian vô tình có thể tàn phá cuộc đời người , khi người ta không biết  trân trọng  từng giây phút trong cuộc sống „. Không biết trong 34 năm nay đả xảy ra việc gì cho ông Kaiser ,khiến người ông phải đi  như lê từng bước  chân với cuộc sống , không một người thân bên cạnh ,chồng nói chắc ông củng sợ chết trong nhà một mình  , nên  bệnh đi không nổi  như vậy củng ra ngoài đường   lở có chết thì được  người qua đường phát hiện ,  ở tp Lampertheim và ở đây mình củng đả tận mắt chứng kiến qua , 3 trường hợp người già chết trong căn hộ của họ đến vài tháng sau mới được  phát hiện  làm rùm ben ra , người bản địa  không ai dám vô đó ở ngoài các ông tị nạn  xứ lạ đến.



    Ông Kaiser  là người của bộ xả hội mướn hợp đồng về làm giấy tờ văn phòng trại tị nạn VN ,giải quyết các vấn đề trong căn nhà giòng cải biến thành trại tị nạn năm 1980 , lúc đầu có 50 người sau tăng lên hơn 70 , trong đó có chồng  và chị em mình tạm trú  . Ngày ấy mới chuyển từ trại chuyển tiếp ở Hanau ,Schönech 2  lên ,vì đả đi học trường ngôn ngữ quốc tế  Bach Schule  ở Frankfurt được 2 tháng , nên 5 trong nhóm 20 ngưới mới chuyển lên không muốn như toán của chồng và anh Châu , ở tại trại học tiếng Đức do xả hội thuê 2 cô giáo về dạy trong phòng học lớn ,    5 đứa ,Minh ,Nghỉa Lượng ,Trinh và mình lên văn phòng ngỏ ý muốn tiếp tục theo lớp  học trường ở Frankfurt  ,ông giải thích bằng tiếng Anh là đi rất xa ,chuyển đến 2 trạn ga xe mới tới , phải dậy sớm hơn người học ở đây  , mùa đông có tuyết lạnh đi rất cực , không thể tham gia sinh hoạt của trại tổ chức cho trại viên v…v ,nhưng mình đả dùng Anh ngữ tối thiểu của mình để nói cho ông hiểu ,cả tàu vượt biên của mình đều được  học ở  trường đó ,  mình củng không muốn xa người quen cùng quê mới qua , ông thông cảm và tích cực làm hết mọi thủ tục giấy  tờ . liên lạc mua vé tháng  đi tàu cho 5 đứa  được theo học  tiếp 1 năm dài trên đó , khi gọi lên văn phòng đưa vé tàu , ông còn mặc áo khoác vào dẫn 5 đứa từ trại đi bộ ra ga địa phương ,chỉ dẫn cặn kẽ nếu trễ hay hết  tàu thì thay đi trạm xe bus xuống phố đổi tàu  củng  đi được đến ga chính Frankfurt , mùa thu năm đầu tiên đến Đức , mình hỏi ông làm thế nào có thể đi qua Paris để thăm người anh đả xuất ngoại trước 1975 ,anh em đả chia  cách nhiều năm không gặp mặt , ông  liên lạc liên tiếp trong mấy ngày làm việc với sở cư trứ tị nạn ,1 tháng sau ông   chờ 5 đứa tan học về  vừa  bước  vào cửa trại thì ông bảo 2 chị em vào văn phòng , đưa cho mỏi đứa 1 Pass xanh có thể đi du lịch các nước  Âu Châu và thân thiết nói , tao đả gọi điện thảo luận   ,xin phép theo nhân đạo   trên ở di trú để họ ưu tiên làm trước liền cho 2 chị em  Pass xanh , để mùa Giáng Sinh nầy có thể xum hợp với người anh đả xa cách nhiều năm , 2 đứa đả có giành đủ tiền mua vé tàu qua Pháp chưa , nếu không có tiền xả hội  sẻ mua cho , mình mừng  quá khai thật đả để giành nhiều tháng tiền không ăn xài gì hết ,có thể tự mua vé tàu được ,năm 1980 , vào Tây Đức sinh sống được 6 tháng ,2 chị em đả có Pass chính thức xin visa , ngồi tàu qua Pháp  thăm  anh hai , hôm đó trên sân ga Paris , có anh hai và anh của bà Giang ra ga đón .




      Từ  khi biết mình nói được vài câu  bập bẹ anh ngữ,  khi các bà đi khám phụ khoa ,ông kêu mình đi thông dịch thay cho ông thông dịch viên tên Quốc ,vì ông Quốc rất ngại đi khám bác sĩ phụ khoa với các bà bầu , Ông củng biết 2 chị em đi học đến chiều tối mới về trại ,nên quần áo của các tiệm mang đến cho có  số vừa với 2 chị em ông giữ lại trong túi riêng ,chờ 2 đứa đi học  về kêu vào văn phòng  giao cho rồi ông  mới láy xe  về nhà ,ngày   ấy ngây thơ ,thấy thế giới bên ngoài thật toàn người tốt bụng ,toàn người đầy nhân ái ,không thấu hiểu thân phận mồ côi ,tị nạn ,  nên được sống trong hoàn cảnh tình thương của xả hội giành riêng đặc biệt , rồi tóp của chồng và anh Châu chuyển trại xuống miền nam Đức học khóa ngôn ngữ chuyên nghiệp ,có một tóp  gần 50 người Việt tị nạn  khác  từ trại Phi Luật Tân qua nhập vào ở chung ,mới thấy sự khác biệt giữa người có trật tự và người sống bê bối , tóp người tị nạn mới không ai thích xuống phòng  học  ngôn ngữ vì ngại khó khăn , ngại thức sớm ,mỏi chiều nào củng nhậu nhẹt , la lối , còn một phòng biến thành ngày đêm đánh bài tứ sắc  của anh Đông làm  chủ sồng bài , mấy gia đình có con giành giựt quần áo của nhà thờ mang tới cho  ,nấu nướng xuốt ngày không chịu  làm vệ sinh hành lang và cầu thang như toán trước mình ở chung của nhóm anh Châu và chồng , sống nề nếp giờ giấc  , trật tự sinh hoạt , thiện chí trồng sau ngoài sân , chia nhau làm vệ sinh , không có ai cờ bạc ,cuối tuần tổ chức picnic , leo núi băng rừng và tổ chức tiệc Tết Trung Thu ,Tết Ta ca hát mang tinh thần ấm cúng cho mỏi người đang  trong thời gian đầu xa nhà xa cha mẹ . với tóp người đến sau , Ông Kaiser có lúc phải bỏ việc văn phòng , mang 1 cái sô và khăn lau nhà để lau từng nấc  cầu thang bị các ông VN nhậu ói mửa tối hôm trước mà các bà vợ thì làm lơ không chịu lau chùi khiến  dơ bẩn hoi hám cả  một khu nhà ,ngồi trong văn phòng   ông chịu không nổi , có khi đi học về , nghe ông nói tao đang tìm nhà cho 2 chị em mầy ra riêng ở thật xa chỗ nầy , tôi nghiệp 2 đứa mầy quá , xuốt ngày đi học về còn không có giờ giấc được ngủ yên . nghe mà tội nghiệp khi ông không ở trong hoàn cảnh trại lại buồn giùm cho những người sống trong trại .

   Mùa hè năm 82 ,đi học về được ông thông báo đả có gia đình chịu bảo trợ ở La -hofheim , đứng ra mướn được nhà cho 2 chị em và lo cho đi học nghề nơi đó ,ông sẻ mướn xe để chở hết đồ trong phòng của 2 đứa về nơi xả hôi  mới thuê nhà cho ở , ông căn dặn đừng để lại món nào hết vì mới ra riêng không thể mua liền một lúc đầy đủ ,mang đi xài tạm khi nào có mua cái khác thì bỏ  cái trong trại củng không muộn . Hôm dọn ra trại ,ông  phụ dọn và đứng ngoài cổng trại tiễn biệt ,nói  với mình chắc khó gặp lại lần sau ,vì khi hợp động mãn ông sẻ đi làm việc khác , trại sẻ giao lại cho cô thông dịch viên người Việt là chị Liên , vừa lo làm giấy tờ hành chính trại , vừa côi luôn mọi việc sinh hoạt .Từ đó đến nay hơn 33 năm không gặp lại ông  , hôm nay gặp lại ông trong hoàn cảnh mình ra đường dìu ông lên xe  để chồng chở đến phòng mạch , dìu ông  lên phòng mạch , chứng kiến cảnh cứ đi 3 bước  ông ngừng lại vừa thở vừa rung , đi giữa chừng ông ngổi bệt xuống nấc cầu thang ôm đầu  thở ,vào đến phòng mạch ,bà điều trị nói ông lại đi lầm ngày nửa rồi ,cái hẹn của ông là thứ tư ,mình kéo  bà Sommer qua một bên nói bà điều trị cho ổng hôm nay đi ,ông đi khó khăn quá trời mới đến được đây ,bắt ông trở về  ngày mai đếnkhổ cho thân xác ông lắm, bà đồng ý và nói tôi thật không hiểu tại sao ông không đi Taxi hay xe hồng thập tự  để người ta lo cho ông ,  mà cứ muốn  đi một mình ,mỏi lần lên tới đây tôi đều sợ ông tắt thở , ông bị nghẹn mạch máu tim . Mình nói với bà hãy  cho ổng điều trị mỏi thứ ba đi ,như vậy vợ chồng tôi sẻ đưa ông tới ,những ngày khác chúng tôi bận ,bà hỏi mình là gì của ông ,được mình kể 35 năm trước ông làm việc văn phòng cho trại tị nạn  , có 2 vợ chồng tạm trú nơi đó  ,hôm nay tình cờ gặp ông sắp  ngả ngoài đường  đến định giúp ông mới biết ông điều trị ở đây mỏi tuần . Bà  cho  mình 1 thẻ danh thiếp ,bảo thứ sáu nầy gọi điện thoại cho bà để biết thêm tin .

   Từ phòng mạch ra về , hỏi một bà củng đang dìu mẹ từ phòng mạch ra , trên nầy điều trị  là làm gì  ,  sao tôi thấy không có dụng cụ phòng mạch như các phòng bác sỉ khác  ,bà nép sau lưng bà mẹ chỉ  vào đầu và nói , trị thần kinh  ,má tui  bị bệnh lãn  như người sắp bị điên .thấy toàn người  mình không hấy . nghe song ra nói cho chồng biết ,ông Kaiser đi trị bệnh thần kinh ,chồng nói ông còn nhìn ra mình ,chắc chưa bị lẩn đâu .


  Lúc chia tay ,mình có viết giấy tên chồng ,số điện thoại nhà ,tiệm cho ông cất giữ và nói  lần sau có đi bác sỉ nửa ,nếu ông cần  thì gọi điện trước một ngày cho chúng tôi , vợ chồng sẻ đến đón ông đi ,đừng đi một mình ra ga nửa ,có khi té ngất ngoài đường ,thấy ông cất giấy vào ví  tiền không biết sẻ có gọi hay không , mấy năm trước có người đến ăn nhà hàng ,kể chuyện ông nhìn ra bức ảnh vợ chồng treo trên khung tường nhà băng  , quảng cáo nhà hàng 1 tháng miễn phí vì là thân chủ quen biết ,ông nói với người đó rằng , là ông Vỏ đó ngày mới tới trại tị nạn bị bệnh sốt rét  nặng , lạnh rung người , cả đám người đồng hương  lấy mềm đáp cho ông , bây giờ ông khỏe mạnh mập ra , trở thành chủ nhà hàng và có mấy căn  hộ cho người Đức thuê  ở , người khách đó hỏi mình phải đúng như vậy không , mình gật đầu và chỉ nghe người ta nói tiếp  ,ông Kaiser  có một quá khứ buồn ,không muốn  tiếp cận với ai hết ,sau khi  mẹ ông mất ,sống một mình trong căn nhà sắp sập ,không qua lại với ai , người ngoài và hàng xóm củng quen với thái độ sống như vậy của ông lâu rồi .

     Lâu lâu gặp lại một người từng quen biết ,thay đổi quá nhiều với thời gian ,mới thấm thiết cảm xúc khi  cuộc đời của sinh linh phải sống trong hoàn cảnh sống khổ hơn chết ,nhưng người ta vẩn phải sống ,khi  cuộc sông không thể nào thay đổi khác hơn được vì  sức khỏe đả tàn rụi ,mỏi ngày nhìn bốn mùa trong tâm tối , nhìn sương thiên rơi lệ .Mỏi thứ trên đời đều trở nên xa xí phẩm ,khi  sức khỏe đang rơi vào địa ngục , cànng ngày càng xa . Thời Gian trở thành tàn nhẩn .




Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen