Các
Bộ 4 Nét
Như lần trước, trước khi đề cặp đến bài viết mới, ta giải đáp câu đố của
bài viết trước .
Thượng nhi bất thượng, 上而不上,
Hạ nhi bất hạ.
下而不下。
Thả
nghi tại hạ,
且宜在下,
Bất khả tại thượng.
不可在上。
Giải Đố :
-
Trên mà không trên, Chữ THƯỢNG 上 mà không
có phần trên thì chỉ còn lại chữ NHẤT 一.
- Dưới mà không dưới. Chữ HẠ 下 mà không
có phần dưới thì cũng chỉ còn lại co chữ NHẤT 一.
-
Nhưng nên ở dưới, Trong chữ THẢ 且 và chữ NGHI 宜 thì chữ
NHẤT 一 nằm ở phía dưới.
Còn...
- Không thể ở trên. Trong chữ BẤT 不 và chữ KHẢ 可 thì chữ NHẤT 一 nằm ở phía trên cùng.
- Không thể ở trên. Trong chữ BẤT 不 và chữ KHẢ 可 thì chữ NHẤT 一 nằm ở phía trên cùng.
Bốn
câu đều xoay quanh chữ NHẤT 一, nên đáp án là chữ NHẤT. Nghĩa của 2 chữ THẢ
NGHI là Nhưng Nên, và nghĩa của 2 chữ BẤT KHẢ là Không Thể, chỉ để đánh
lạc hướng suy đoán mà thôi !
1. BỘ TỈ 比 :
TỈ 比 : là SO SÁNH. Đây
là chữ dùng Tượng Hình để Chỉ Sự theo diễn tiến như sau :
Giáp Cốt
Văn Kim Văn Đại Triện Tiểu
Triện Lệ Thư
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Hình vẽ
2 người song song như đang so sánh nhau xem ai cao, ai thấp, ai béo, ai gầy vậy.
Nên TỈ là So Sánh, là Ngang Bằng, là Hơn Thua. Từ kép của SO SÁNH là TỈ GIẢO 比較, ngoài ra ta còn gặp các từ bằng
chữ TỈ sau đây :
TỈ
THÍ 比試 : là Thi đua xem ai giỏi
hơn ai.
TỈ
VĂN TỈ VÕ 比文比武 : So tài
Văn Võ với nhau xem ai giỏi.
TỈ
DỤ 比喻 : là Đem cái gần giống để so sánh cho người ta hiểu.
TỈ
NHƯ 比如 : là Giống như là...
TỈ
LÂN 比鄰 : là Nhà hàng xóm sát
vách. Trong bài 送杜少府之任蜀川 Tống Đỗ
Thiếu Phủ chi nhâm Thục Xuyên, người đứng đầu Tứ Kiệt đời Sơ Đường là Vương Bột
đã viết :
海內存知己, Hải nội tồn tri kỷ,
天崖若比鄰.
Thiên nhai nhược TỈ LÂN.
Có nghĩa :
Trong
bốn bể còn có người tri kỷ với nhau, thì dù cho ...
Xa
cách tận chân trời, cũng giống như là đang ở sát vách với nhau vậy !
TỈ DỰC 比翼 : là So Cánh với nhau, Ý
chỉ Hai cái cánh xòe ngang với nhau để cùng bay như thành ngữ TỈ DỰC SONG PHI 比翼雙飛, ta nói là " Chắp Cánh Cùng
Bay !". Trong bài Trường Hận Ca tả lại mối tình của Dương Quý Phi và Đường
Minh Hoàng của Bạch Cư Dị đời Đường có 2 câu rất nổi tiếng ở gần cuối bài là :
Tại
thiên nguyện tác TỈ DỰC điểu, 在天願作比翼鳥,
Tại
địa nguyện vi liên lý
chi. 在地願為連理枝。
Có nghĩa : Nếu ...
Ở trên
trời thì nguyện được làm đôi chim liền cánh để cùng bay.
Ở dưới đất
thì nguyện được làn cây liền cành để mãi mãi cùng đứng bên nhau .
Tiêu biểu cho bộ TỈ có chữ ...
TÌ 琵 : là TÌ BÀ 琵琶, một loại đàn có 4 dây của xứ
Tây Vực, truyền vào Trung Hoa vào đời Tây Hán, được chỉnh trang sửa đổi cho phù
hợp với tiết tấu văn hóa Hán tộc, qua các đời Đông Hán, Tam Quốc, Ngụy Tấn, Lục
Triều, đến Tuỳ Đường thì định hình. Trong bài " Lương Châu Từ " rất nổi
tiếng của Vương Hàn đời Đường, ta thấy Chiến binh vùng Tây Vực còn
thúc binh bằng đờn TÌ BÀ, thay vì bằng trống trận...
Bồ Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi, 葡萄美酒夜光杯,
Dục
ẩm TÌ BÀ mã thượng thôi ! 欲飲琵琶馬上催 !
Có nghĩa :
Rượu
ngon Bồ Đào rót vào chén làm bằng Ngọc Dạ Quang.
Vừa
muốn uống, thì tiếng đàn TÌ BÀ đã giục giã lên ngựa xuất chinh rồi !
... và
bài thơ được kết với 2 câu rất bất hũ mà hầu như những người yêu thơ văn đều biết
...
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, 醉臥沙場君莫笑,
Cổ
lai chinh chiến kỷ nhân hồi !? 古來征戰幾人回 ?
Có nghĩa :
Dù
cho ...
Có vì say mà bỏ mình nơi chiến địa, thì xin bạn cũng chớ cười nhạo ta, vì ...
xưa nay đi chinh chiến đã có mấy ai được trở về đâu ?!
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Là hình
của ngọn lửa diễn tiến lần lần thành chữ viết như hiện nay 火 , nên HỎA là LỬA, thường được
dùng để ghép vào phía trái hoặc phía dưới chữ. Nhưng khi nằm phía dưới HOẢ còn
được viết thành 4 chấm như sau : 灬 . Có khỏang trên 400 chữ được ghép bởi bộ Hỏa ớ bên trái và khoảng
40 chữ được ghép bởi bộ Hỏa bằng 4 chấm nằm bên dưới.
Bộ
HỎA 火 làm ta liên tưởng đến một
lô từ có liên quan đến phát âm giữa Tiếng Hán Cổ và Tiếng Hán Hiện Đại với Tiếng
Việt Nam ta cũng gần giống như nhau :
SAO 炒 : là Sào, âm Quan Thoại là
" chǎo ", âm ch đọc như chữ "s" của ta, nên phát âm vẫn là
" SÀO " !
TIÊN 煎 : là Chiên, âm Quan Thoại là
" jiān ", âm J đọc như âm "ch" của ta, nên phát âm cũng gần
giống như " CHIÊN " !
NGAO 熬 : là Ngào, là Nấu cho sắc lại.
Âm Quan Thoại là " ào ", đọc như " ÁO " gần giống như
" NGÀO " !....
Tiêu biểu cho bộ HỎA còn có chữ ...
NHIÊN 然 : là Nấu, là Đốt... theo chiết tự
của các Cụ Đồ Nho ngày xưa như sau :
Đêm khuya
NGUYỆT xế tà tà,
Bỗng nghe CHÓ cắn canh đà điểm TƯ !
Ta thấy :
Chữ
NHIÊN 然 bên trái có chữ NGUYỆT 月 được viết xiên xiên tà tà, bên
phải là chữ KHUYỂN 犬 là con
chó đang Sủa ( cắn ) trăng, và tận cùng phía dưới là bộ HOẢ với 4 chấm ( canh
đà điểm tư !).
...
Đêm trăng thanh gió mát, cùng tụ tập dưới ánh trăng, ngâm thơ uống rượu và
" nhâm nhi " với thịt chó đang bốc khói trên lò lửa, thì còn gì khoái
trá hơn nữa ?! Nên ...
NHIÊN
khi là Trợ từ thì có nghĩa là : Đúng vậy ! là Hiển Nhiên là thế ! là Tự
Nhiên ! là Naturellement ! là Naturally !. Khi dùng để chuyển tiếp thì có nghĩa
là : Rồi Sau Đó .... là Nhiên Hậu 然後....
NHIÊN 然 bây giờ chỉ có nghĩa là NẤU, là
ĐỐT khi được gia thêm một bộ HỎA 火 ở bên trái nữa như sau 燃, như trong từ NHIÊN LIỆU 燃料 là Chất Đốt vậy ....
3. BỘ ĐÃI 歹 :
ĐÃI 歹 : là Xương Tàn, là Xấu
xa, Chết chóc. Bộ ĐÃI gồm có bộ NHẤT 一 và bộ TỊCH 夕 họp lại
mà thành. NHẤT TỊCH 一夕 là một
đêm. Vâng, qua một đêm, có biết bao vật đổi sao dời, xương cũng tàn, cốt cũng rụi,
người đà chết, tốt trở thành xấu ... Ta có từ :
HẢO ĐÃI 好歹 : là Tốt Xấu.
ĐÃI ĐỘC 歹毒 : là Độc ác, Xấu xa, Nham hiểm.
ĐÃI ĐỒ 歹徒 : là Kẻ Xấu, là Người Gian ác.
Tiêu biểu
cho bộ ĐÃI có chữ :
TỬ 死 : là Chết là Hồn lìa khỏi xác,
theo như diễn tiến của chữ Tượng Hình và Hội Ý như sau :
甲骨文
|
金文
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Giáp Cốt
Văn và Kim Văn là Hình người ( bộ NHÂN 人 ) bên phải và bộ ĐÃI 歹 là Xương tàn bên trái. Hàm ý là khi linh hồn của con người đã lìa
khỏi nắm xương tàn, nên TỬ là CHẾT, TỬ là trái với SINH, là Không còn sinh khí
nữa, kể cả Sinh Thực Vật cũng thế !
Ngoài nghĩa TỬ VONG 死亡 là Chết
Chóc ra , ta còn có ...
TỬ
CẢNH 死景 : là Cảnh chết, cảnh giả
không sinh động.
TỬ
GIÁC 死角 : là Góc chết, là Cái thế
không có lối ra.
TỬ
còn có nghĩa là Cố Chấp, Kiên Trì, như ...
TỬ
THỦ 死守, TỬ CHIẾN 死戰, TỬ TÂM 死心 :Cố chấp giữ vững lòng mình, quyết
không thay đổi !
TỬ
HÔI PHỤC NHIÊN 死灰復燃 : TỬ HÔI
là Tro đã chết, lửa đã tắt. Nên Tử Hôi Phục Nhiên là " Tro tàn lại
cháy ". Chuyện gì đó trong qúa khứ tưởng chừng như đã lãng quên mất rồi, bỗng
có cơ duyên nào đó đưa đến làm cho nhớ lại, ta nói là " Khơi dậy đống tro
tàn của dĩ vãng !".
4. BỘ ĐẨU 斗 :
ĐẨU 斗 : là Cái Đấu : Đơn vị
đo lường ngày xưa, một Đấu gồm có mười Thăng. Giới bình dân Miền Nam gọi là Cái
TÁO : Một Táo có 20 lít. " TÁO " là ĐẨU phát âm theo tiếng Triều
Châu, còn gọi là THÙNG, tương đương với THÚNG, hai Thúng vô một GIẠ, tương
đương 40 lít, bằng 2 Táo.
ĐẨU
斗 vừa là đơn vị đo lường
lương thực, vừa là đơn vị đo lường chất lỏng nữa, như câu thơ của Đổ Phủ :
Lý Bạch ĐẨU tửu thi bách thiên, 李白斗酒詩百篇,
Có nghĩa :
Lý Bạch
uống vào một ĐẤU rượu sẽ cho ra đến 100 bài thơ lận.
Theo Tấn Thư-- Đào Tiềm truyện. Thì Đào Uyên Minh nói là : " Ta không thể
vì 5 ĐẤU gạo mà phải hạ mình luồn cúi ", nên đã treo ấn từ quan về ở ẩn.
( 吾不能为五斗米折腰。——《晋书·陶潜传》Ngô bất năng vị ngũ đẩu mễ chiết yêu-- Tấn Thư, Đào Tiểm Truyện)
Vì vậy mà người đời còn gọi ông là " Ngũ đẩu mễ tiên sinh " 五斗米先生 hay " Ngũ Liễu Tiên
Sinh 五柳先生 ".
ĐẨU còn có nghĩa là SAO ở trên trời, từ kép là TINH ĐẨU 星斗, ta thường nghe nhắc đến Nam Đẩu 南斗, Bắc Đẩu 北斗.
Tiêu biểu cho bộ ĐẨU có chữ
LIỆU 料 : là Lường, là chữ Hội Ý, gồm chữ
MỄ 米 là Gạo ở
bên trái và chữ ĐẨU là Đấu ở bên phải ghép lại mà thành. Ý chỉ dùng Đấu
để đong Gạo. Nên LIỆU là Tính Toán, là Phỏng đoán, ta có từ...
LIỆU ĐỊNH 料定 : là Ước
đoán, ta cũng hay nghe ...
LIỆU Việc như
Thần : là Đoán các việc sẽ xảy ra một cách thật chính xác, là Liệu sự như thần 料事如神.
LIỆU còn có
nghĩa là Chất Liệu 質料, Vật Liệu 物料, Nguyên Liệu 原料... Đến đây, ta cần phân biệt rõ 2 từ : Nguyên Liệu và Nhiên Liệu
như sau :
NGUYÊN
LIỆU 原料 : Còn
gọi là NGUYÊN VẬT LIỆU, là những đồ đạc để làm ra một cái gì đó. Ví dụ : Bột,
đường,Trứng... là Nguyên liệu để làm ra một cái Bánh. Cây gỗ, Đinh, Sơn... là
Nguyên Liệu để làm ra một cái Bàn, ....
NHIÊN
LIỆU 燃料 : là
Chất Đốt, là Vật liệu dùng để đốt cháy, như : Xăng, Dầu, Than, Củi, Rơm Rạ ...
5. BỘ ÁCH 厄 :
ÁCH 厄 :
là Xấu Xa, Tai Nạn. Đây là một Bộ mới theo Tân Hoa Từ Điển của Bắc Kinh, vốn
nằm trong bộ HÁN 厂, tách riêng thành Bộ theo nhu cầu của chữ viết hiện đại. Các từ
thường gặp của bộ ÁCH là :
TAI
ÁCH 災厄 : là Tai
nạn rủi ro xấu xa.
ÁCH VẬN 厄運 : là Vận
xấu, là Thời vận Xui xẻo.
Người Việt
ta có câu " Ách giữa đàng mang vào cổ ", chỉ sự xui xẻo bá vơ ở đâu
đó, bỗng dưng mình phải chuốc lấy một cách oan uổng !
Một
từ mới của chữ ÁCH là từ ngoại lai mới được dịch :
ÁCH QUA ĐA NHĨ 厄瓜多爾 : là từ dịch tên một nước ở phía bắc của Nam Mỹ Châu : ECUADOR mới
vừa bị động đất đến 7.8 A. Qủa là TAI ÁCH không phải trên trời giáng xuống mà
do dưới đất đưa lên !
Tiêu biểu cho bộ ÁCH có chữ...
NGUY 危 : là
Không An Toàn. như Nguy Hiễm 危險, Nguy Nan 危難, Nguy Cơ 危機 ... Chữ NGUY làm ta nhớ đến trường Bộ Binh Thủ Đức với
khẩu hiệu :
CƯ AN TƯ
NGUY 居安思危 : Khi ở
nơi an lành yên ổn, cũng phải luôn luôn nghĩ tới những nguy hiễm có
thể đang rình rập xung quanh ( để mà đề phòng ! ).
6. BỘ PHƯƠNG 方 :
6. BỘ PHƯƠNG 方 :
PHƯƠNG 方 :
là VUÔNG, 4 góc đều là 90 độ, gọi là CHÁNH PHƯƠNG 正方 ( Hình
Vuông ). Sáu mặt đều là hình vuông như hột Xí Ngầu, gọi là LẬP PHƯƠNG
立方 ( Khối
Vuông )
Trong
Toán học ta có từ Bình Phương 平方, Khai Phương 開方.
Về mặt Sự
việc ta có từ Phương Hướng 方向, Phương Diện 方面.
Về Biện
pháp thì ta có từ Phương Thức 方式, Phương Pháp 方法.
Chi
riêng một vùng ta có từ Địa Phương 地方, Phương Ngôn 方言 : là Tiếng
nói của riêng của một vùng nào đó, như tiếng Tiều, tiếng Hẹ, tiếng Quảng... của
Trung Hoa, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Ra-Đê ... của Việt Nam ta vậy .
Tiêu biểu cho bộ PHƯƠNG có chữ ...
THI 施 : là
Làm, như : THI CÔNG 施工 , THI HÀNH 施行, THI TRIỂN 施展, THI THỐ 施措 ...
Khi đọc là THÍ ( dấu
sắc ) thì có nghĩa là Ban Cho, như : BỐ THÍ 布施, THÍ THỰC 施食 : là Cho
Ăn, nhưng Ban Ơn thì lại gọi là THI ÂN 施恩, có thể là do thói quen ngôn ngữ
nên ta có thành ngữ : THI ÂN BỐ ĐỨC 施恩布德. Thi ân bất cầu báo 施恩不求報: là Ban
ơn mà không cần ( người ta ) phải báo đáp. Xin được nhắc lại lời dạy của Đức
Khổng Phu Tử là :
Kỷ
sở bất dục, Vật THI ư nhân. 己所不欲,勿施於人。
Có nghĩa :
Điều gì
mà mình không muốn, thì đừng làm hoặc ban cho kẻ khác !
7. BỘ PHỤ 父 :
PHỤ 父 :
là CHA : Người lao động chính của gia đình theo diễn tiến của chữ viết
như sau :
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Từ Giáp
Cốt Văn đến Đại Triện là hình tượng của một người đang cúi mình
dang hai tay về phía trước với một cây cọc dùng để xăm lổ để bỏ hạt
giống xuống gieo trồng. Đó là hình tượng của người cha cần cù trồng
trọt để nuôi sống gia đình. Nên ...
PHỤ
là CHA, là những bậc đáng hàng Cha Chú, như Hương Thân Phụ Lão 鄉親父老 là Những
bậc trưởng thượng trong làng xóm.
BÁ
PHỤ 伯父 là Bác,
THÚC PHỤ 叔父 là Chú, CỬU PHỤ 舅父 là Cậu, SƯ PHỤ 師父 là Thầy ...
PHỤ còn dùng để gọi người già, người cao niên, như :
PHỤ còn dùng để gọi người già, người cao niên, như :
ĐIỀN
PHỤ 田父 : là Lão
Nông ,là ông Nông dân già.
NGƯ
PHỤ 漁父 : là Ông
Câu. là Ngư Ông.
Tiêu biểu cho bộ PHỤ có chữ ...
GIA 爺 : là Ông
Nội. Thường gọi liền 2 chữ là GIA GIA 爺爺 !
Ngày xưa, gọi những người giàu có là LÃO GIA 老爺, người
ăn kẻ ở trong nhà gọi chủ nhà cũng bằng LÃO GIA 老爺 ( Ông Chủ
), con trai của chủ nhà là THIẾU GIA 少爺 ( Cậu Chủ ), con gái chủ nhà là
TIỂU THƠ 小姐 ( Cô Chủ ).
GIA còn dùng để gọi người hàng xóm cao niên là ĐẠI GIA 大爺, như dân
Miền Bắc gọi là CỤ, còn dân Miền Nam gọi là BÁC vậy, như : LÝ ĐẠI
GIA 李大爺 , MB gọi
là CỤ LÝ, MN gọi là BÁC LÝ vậy !
Chữ
GIA 爺 nầy
khác với chữ GIA 家 là NHÀ. Các ĐẠI GIA 大家 ở Việt Nam hiện nay là những
NHÀ GIÀU CÓ LỚN, có nhiều người còn rất trẻ, khác với dân cùng đinh khố rách áo
ôm sống lang thang đầu đường xó chợ !
8. BỘ QUA 戈 :
QUA 戈 :
là Một loại vũ khí ngày xưa, làm bằng đồng sắt, có cán dài, dùng để đánh trận,
theo chữ viết Tượng Hình như sau :
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Đây là một
loại vũ khí dùng cho kỵ binh, đầu có móc nhọn, đuôi có cán dài để tiện việc
đánh nhau trên lưng ngựa.
QUA
thường đi liền với CAN 干, cũng là một loại vũ khí xưa, vừa dùng để tấn công vừa dùng để chống
đỡ, theo diễn tiến chữ viết như sau :
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体楷书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Theo
Giáp Cốt Văn, rồi Kim Văn, Đại Triện, và Tiểu Triện : CAN 干 là
vũ khí có 2 chỉa phía trước, nên vừa có thể dùng để tấn công, mà cũng có thể
dùng để đở khi địch nhân chém tới. Đến chữ Khải thì 2 chỉa phía trước được thay
bằng một gạch Ngang, và nghĩa của chữ CAN 干 cũng theo đó mà biến đổi.
Nên CAN bây giờ có nghĩa như chữ THUẪN 盾 là cái MỘC dùng để đở khi đánh
nhau. Vì thế mà ...
CAN QUA
干戈 : là Một
Đâm Một Đở. Nghĩa là Đánh Nhau, là Chiến Tranh, nên " Dấy Động CAN QUA
" là " Phát Động Chiến Tranh ". Khác với nghĩa của MÂU
THUẪN 矛盾, mặc dù
nghĩa từng chữ lại giống nhau, vì ...
MÂU 矛 cũng là
vũ khí để đâm, và THUẪN 盾 cũng là cái Mộc để đở. Theo tích sau đây :
Theo sách Hàn Phi Tử - chương Nan Nhất : Có người ra chợ bán Mâu, rao rằng Mâu
của ông ta rất bén nhọn, bất cứ vật gì cứng tới đâu cũng có thể đâm lủng được.
Hôm sau, ông ta lại mang ra bán một cái Thuẫn, và lại rao rằng : Thuẫn nầy rất
cứng chắc, không có vật bén nhọn nào có thể đâm lủng được. Có người hỏi ông
rằng : Thế lấy cây Mâu hôm qua của ông có thể đâm lủng được cái Thuẫn này
hay không ?!. Người bán MÂU và THUẪN cứng họng không trả lời được. Mới hay, hai
sự việc cực đoan thì không thể song hành tồn tại với nhau ! Cho nên...
MÂU
THUẪN 矛盾 : là
Hai hoặc nhiều sự việc trái ngược hẵn nhau, không thể nào tồn tại song song với
nhau được.
Tiêu biểu cho bộ QUA có 4 chữ mà ta phải phân biệt, đó là : MẬU 戊, NHUNG 戎, TUẤT 戌, THÚ 戍 . Phân
biệt như sau :
MẬU 戊 : Bộ QUA
戈 thêm một
nét phẩy bên trái. MẬU là ngôi thứ 5 của Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, MẬU
...
NHUNG 戎 : Nét phẩy
bên trái của bộ QUA 戈 có thêm một gạch ngắn cắt ngang. NHUNG là từ gọi chung Vũ Khí
ngày xưa, nghĩa rộng NHUNG là Binh Lính, gọi là BINH NHUNG 兵戎. Quần áo
của Lính mặc ngày xưa gọi là NHUNG Y 戎衣 hoặc NHUNG TRANG 戎裝. Người cầm
đầu chỉ huy quân lính gọi là NGUYÊN NHUNG 元戎, tương đương với từ NGUYÊN SOÁI 元帥.
TUẤT 戌 : Nét phẩy bên trái của bộ QUA 戈 có thêm một nét ngắn nằm
bên trong. TUẤT là Ngôi thứ 11 của Thập Nhị Địa Chi : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,
Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, TUẤT và Hợi.
THÚ 戍 : Nét phẩy
bên trái của bộ QUA 戈 có thêm một chấm xéo ở bên trong. THÚ là Sự Phòng Thủ của Quân Đội.
Lính THÚ là Lính biên phòng ngày xưa, từ Hán Việt là THÚ TỐT. BIÊN THÚ 邊戍 là Đồn
lính đóng ở nơi biên giới xa xôi.
9. BỘ HỘ 户 :
HỘ 户 :
là CỬA, là Một Cánh Cửa. Theo diễn biến của chữ viết Tượng Hình như sau :
|
Ta thấy :
Giáp Cốt
Văn và Kim Văn Đại Triện đều là hình của MỘT CÁNH CỬA ở một bên như nửa chữ MÔN
門 bên
trái. Nên HỘ 戶 là Cánh cửa mà cũng là Cửa nữa, hơn thế, nghĩa rộng của chữ
HỘ 戶 là NHÀ, như trong từ HỘ KHẨU 戶口 và Thành ngữ :
THIÊN GIA VẠN HỘ 千家萬戶 : là chỉ chung DÂN CHÚNG với Ngàn Vạn Nóc Gia, với Muôn Ngàn Nhà
Cửa !
Thành ngữ gây đau khổ nhất cho các cặp trai gái yêu nhau từ xưa tới nay là
" MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI 門當戶對 " là 2 Nhà có Cửa Ngõ ngang bằng với nhau, tức là phải cùng
Giàu hay cùng Quyền Thế như nhau, nếu không thì không thể " Làm Suôi
" với nhau được ! Trong bài thơ " Thắm thoát 50 năm " kể lại mối
tình đầu thuở học sinh của tôi có vế thơ sau :
...
Ấy thế, tình ta sớm nhạt màu,
Người đời miệng tiếng lắm xôn xao.
HỘ ĐỐI MÔN ĐĂNG muôn kiếp vẫn...
là rào ngăn cách kẻ yêu nhau !
Có
3 hình thức của chữ HỘ như sau : 户, 戶, và 戸 .
Ngoài nghĩa là CỬA là NHÀ ra, HỘ còn có nghĩa Hệ Phái, Bộ Tộc hay Phe Nhóm nào
đó. Đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, ta hay thấy từ " Thanh Lý Môn Hộ
" là " Làm sạch môn phái ", tức là " Giải quyết vấn đề rắc
rối riêng của nội bộ môn phái đó " mà người ngoài không thể can thiệp vào
được.
Cái
gì có Cửa ra vào thì cũng được gọi là HỘ, như :
ÂM HỘ 陰戶 : là chỉ
Cửa Mình của phái nữ . Nhưng ...
DƯƠNG HỘ 陽戶 : thì lại
là Nhà cất xây về hướng mặt trời mọc. Như 2 câu thơ của Viên Hoằng Đạo đời
Minh, trong bài " Hí đề Đạo Sĩ Phục" là : 明 袁宏道 《戏题道士洑》诗:
陽戶開北面,
DƯƠNG HỘ khai bắc diện,
東流水西還。 Đông
lưu thuỷ tây hoàn.
Có nghĩa :
Đáng lẽ ... Nhà phải hướng
về đông thì lại xây mặt về hướng Bắc,
Nước đều chảy về đông thì lại ngược về Tây.
Tiêu biểu cho bộ HỘ có chữ ...
PHÒNG 房 : là Cái
Phòng trong nhà. Như : Khách Phòng 客房 là Phòng Khách. Thư Phòng 書房 là
Phòng Đọc sách. Động Phòng 洞房 là Phòng dành cho vợ chồng mới
cưới ....
PHÒNG
là đơn vị hành chánh của Việt Nam ta, như Phòng Kế Toán, Phòng Hành Chánh,
Phòng Hành Quân ... Ngoài " Chánh Văn Phòng " là Bà Xã ở nhà ra, ông
nào " chiụ chơi " thì còn có thêm một " Phòng Nhì " ở bên
ngoài nữa !
10. BỘ VÔ 无 :
VÔ 无 :
là KHÔNG CÓ, là trái với HỮU 有 là CÓ. Đây là chữ VÔ cổ và là chữ VÔ 无 giản thể
hiện nay. Chữ VÔ phồn thể ( đủ nét ) như thế nầy 無. VÔ nầy là " Thanh tịnh
VÔ vi 清靜無為 " của
Đạo Lão. Thành ngữ mà ta thường gặp là :
VÔ
CÔNG BẤT THỤ LỘC 無功不受祿 : Có nghĩa là " Không có bỏ ra công sức gì hết thì không dám
nhận bổng lộc ". Câu nầy dùng trong trường hợp : Khi khổng khi không có ai
đó tặng qùa cho mình mà không biết rõ lý do. Sợ người ta có dụng ý xấu, ta có
thể từ chối nhận qùa bằng câu trên.
Chữ
VÔ còn được đọc là MÔ trên miệng các Hoà Thượng Ni Sư khi niệm Phật hiệu :
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 南無阿弥陀佛 !
VÔ
BIÊN VÔ CƯƠNG 無邊無疆 : là Không có biên giới cương lĩnh gì cả, là Mênh mông vô tận.
VÔ
QUỸ VU TÂM 無愧于心 : là Không thẹn với lòng.
Trong Tăng Quảng Hiền Văn có một câu rất hay là :
Vô cầu đáo xứ nhân tình hảo, 無求到處人情好,
Bất ẩm tòng tha tửu giá cao. 不飲從他酒價高。
Vô cầu đáo xứ nhân tình hảo, 無求到處人情好,
Bất ẩm tòng tha tửu giá cao. 不飲從他酒價高。
Câu nầy có 2 nghĩa :
1. Không có yêu cầu là khắp nơi tình cảm của mọi người đều tốt với mình, ( Ở sao cho vừa lòng hết mọi người cho được !?).
Không thèm uống những thứ rượu mà họ tự Ý nâng cao gía lên theo Ý họ. ( Mặc cho họ làm " chảnh " !).
2. Không có đòi hỏi gì cả( Vô cầu )! thì khắp nơi nhân tình đều tốt với mình hết. Con người dễ chịu thì ai cũng tốt với mình cả !
Không nhậu nhẹt ( Bất ẩm ), thì mặc cho gía rượu muốn lên cao tới đâu thì lên.( đâu có ăn thua gì tới mình đâu !).
Tiêu biểu cho bộ VÔ 无 có chữ :
KÝ
既 : là ĐÃ.
là RỒI. Theo diễn tiến của chữ viết về Chỉ Sự như sau đây :
甲骨文
|
金文
|
金文大篆
|
小篆
|
繁体隶书
|
|
|
|
|
|
Ta thấy :
Theo như
Giáp Cốt Văn, bên trái là hình của một bàn để thực phẩm, bên phải là hình của một
người đang quay lưng bỏ đi, như đã ăn rồi. Nên KÝ là chỉ " Động Tác Đã
Hoàn Thành ". Phần sau chỉ là diễn tiến của chữ viết để hình thành chữ KÝ
của hiện nay mà thôi.
Thành
ngữ mà ta thường gặp là :
KÝ VÃNG BẤT CỨU 既往不咎 (究) : Có nghĩa, Chuyện gì đó ĐÃ qua rồi thì không truy cứu nữa ! Ý là : Chuyện đã qua rồi thì hãy bỏ đi !
KÝ
NHIÊN, KÝ NHI 既然, 既而 : là Đã Thế, Đã Thế Thì...
KÝ còn
có nghĩa là ngày 16 âm lich. Ngày 15 là ngày VỌNG, còn 16 là ngày KÝ. NAM KỲ Lục
Tỉnh bà con hay nói " 15 trăng tròn, 16 tròn trăng"... Mở đầu bài Tiền
Xích Bích Phú, Tô Đông Pha đời Tống viết :
Nhâm Tuất chi thu, thất nguệt KÝ VỌNG, Tô Tử dữ khách phiếm chu... 壬戌之秋,七月既望,蘇子與客泛舟。。。
Có nghĩa :
Mùa thu năm Nhâm Tuất, ngày mười lăm mười sáu của tháng bảy. Ông Tô cùng khách thả thuyền để dạo chơi...
Để
kết thúc bài viết hôm nay, mời tất cả cùng nghiền ngẫm câu đố chữ sau đây :
Nhất tịch linh quang chiếu thái hư, 一夕靈光照太虛,
Hóa thân nhân khứ dã hà như ? 化身人去也何如?
Sầu lai thối khước tâm đầu hỏa, 愁來退卻心頭火,
Tu đắc phàm tâm nhất điểm vô ! 修得凡心一點無 !
Có nghĩa :
Rồi một đêm nào đó, ánh linh quang sẽ chiếu vào cõi thái hư.
Đã hóa thân rồi, người cũng đã đi rồi, thì còn như thế nào đây ?.
Sầu đến làm sao cho lửa trong lòng lui (tắt) hết,
Tu sao cho đạt được một chút lòng phàm cũng không còn.
Bốn (4) câu trên nhằm đố một từ gồm hai (2) chữ có liên quan đến việc tu hành.
Xin mời các bạn hãy " ra tay " thử xem ! Đố thêm vài lần nữa, các bạn sẽ quen thôi, và sẽ rất dễ dàng mà đoán được chữ được đố như chơi !
Xin
hẹn bài viết sau về các BỘ 4 nét tiếp theo.
Đỗ Chiêu Đức
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen