Sonntag, 15. Dezember 2013
15-12-2013 人路天路都在人间
很喜欢 (天路) 这首歌的歌词内容,我一直幻想着可以走进那个离天堂最近的地方 . 然而理想的遥远让心无法到达,金钱,时间,生活琢磨,一切的一切形成了无法实施的理由 , 时间就是这样一天天的流失 ,在每天太阳升起的时候我都会跟自己说,给自己一个快乐的理由,给心情一个放松的借口,有了网络就可以这样的把自己的文字放在这里,把自己的心情堆砌在这里,无论是什么,只要自己喜欢就可以写下来,就可以收藏起来 , 一如此时写下人生沿途的风景以及看风景的心情 , 在旅行中遇到的每一个人,每一件事与每一个美丽景色,都有可能成为一生中难忘的回忆 .
Samstag, 14. Dezember 2013
15-12-2013 Bài Học Cuối Năm 2013 Của Thầy Đ C Đức
Những Giai Thoại xoay quanh Câu đối ( Bài viết cho các em học sinh )
Các em thân mến !
Kỳ nầy nhằm sinh nhật của thầy, nên sẵn tiện cho thầy xin phép kể lể về những câu " Câu đối " mà thầy đã làm nhé....
Thập niên 80 của Thế kỷ trước, khi thầy mở Tổ hợp làm sơn dầu ở Chợ Lớn. Lúc Tết đến, thầy đã làm câu đối 6 chữ, như thế nầy :
Tạo tựu ngũ quang thập sắc 造就五光十色
Tấu thành vạn tử thiên hồng 凑成萬紫千红
Có nghĩa :
Tạo nên năm màu mười sắc,( rất tiếc thành ngữ " Ngũ quang thập sắc " của tiếng Hoa, không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt ).
Hợp thành ngàn tía muôn hồng ( Vạn tử thiên hồng là muôn hồng ngàn tía )
Đôi câu đối nầy, được ký giả của Báo XX bản tiếng Hoa trầm trồ và đến phỏng vấn thầy vì Thứ nhất, câu đối lạ, lạ ở chỗ nó chỉ có 6 chữ. Thứ nhì, nó hay vì nêu lên được đặc trưng màu sắc của nghề làm sơn. Thứ ba, Họ không ngờ một người làm sơn, một con buôn, mà biết làm câu đối. Thế thôi.
Sự thật, thì trước khi làm câu đối nầy, thầy đã đọc qua câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến làm cho bà thợ nhuộm khóc chồng, câu đối như thế nầy :
Thiếp từ khi lá THẮM xe duyên, khi vận TÍA, lúc cơn ĐEN, ĐIỀU dại ĐIỀU khôn nhờ bố ĐỎ.
Chàng ở suối VÀNG có biết, vợ má HỒNG, con răng TRẮNG, TÍM gan TÍM ruột với trời XANH.
Câu đối trên gồm đủ màu sắc của nhà thợ nhộm : Thắm, tía, đen, điều, đỏ vàng, hồng, trắng, tím, xanh.
Ngoài ra, năm nào thầy cũng có làm câu đối Tết để dán trước cửa nhà, bỏ qua các câu tầm thường, thầy chỉ điểm những câu đặc biệt thôi nhé !. Năm 1996 là năm đầu tiên Nhà Nước cấm đốt pháo Ăn Tết. Thầy dán đôi câu đối thế nầy trước cửa :
Bộc trúc vô thanh xuân nhưng chí 爆竹無聲春仍至
Huỳnh mai hữu sắc phước hoàn lai 黄梅有色福還来
Có nghĩa : ( mặc dù ) Pháo đã không còn nồ vang, nhưng mùa xuân thì vẫn cứ đến.( cấm pháo, chớ đâu cấm được mùa xuân ! ) và ( nếu ) Mai vàng vẫn còn khoe sắc, thì phước vẫn hãy còn đến nhà mà thôi !
Câu đối nầy hay ở chỗ đáp ứng được thời cuộc, phù hợp với hoàn cảnh thực tế đang sống...Không cho đốt pháo, nhưng Xuân vẫn đến, Mai vẫn nở, Tết vẫn...ăn như thường....
Sau 1975, nhà thầy có mở một quán bán Cà phê ở dưới mé sông. Một hôm, có một ông khách không biết từ đâu đến, ngồi uống Cà phê xong, nhìn tướng của Ba thầy, rồi bói cho một quẻ, nói đúng vanh vách những chuyện quá khứ, làm mọi người đều khâm phục. Nhưng sau cùng, ông ta phán một câu : " ...Nhưng, số của ông không có ân Lục tuần nhen, phải ráng mà tu nhân tích đức...". Làm mọi người trong gia đình lo quá !. Ba thầy sanh năm 1930, lúc đó là 1984, 85 gì đó... cũng gần 60 rồi. Cái lo của mọi người là vì ông Nội thầy chỉ sống có 59 tuổi, thầy lại có một người chú chú bác cũng chỉ sông có 57 tuổi rồi " đai ". Đến Tết năm 1989 , ba thầy 60 tuổi ta, vừa mùng 4 Tết, thì ở dưới Chợ có mấy người lên bàn giao chức vụ Tổng Lý Nhị Tỳ Tiều Châu ở bên Cái Nai, ba thầy phải " Hui Nhị Tỳ " ngay ngày hôm đó. Thầy mới nói chới với các em thầy là : Mới đầu năm đầu tháng mà ông già đã " hui nhị tỳ " rồi, vậy là năm nay PÁ mình không có chết đâu. và quả thật ông già không chết, nên năm 61 tuổi, anh em thầy làm Lễ chúc Thọ cho Ba Má thầy luôn. 1990, mới bắt đầu có quay Video, mặc dù giá còn mắc lắm, thời may có một thân nhân Việt Kiều về thăm cho được 50 đô, nên thầy quyết định chơi luôn.... và Câu đối trong buổi Lễ chúc Thọ như sau :
Tụng khánh Xuân Huyên hân tịnh thọ 颂慶椿萱欣並壽
Toán chu Hoa Giáp lạc diên niên 算週花甲樂延年
Có nghĩa : Chúc tụng ăn mừng Cha Mẹ ( xuân, huyên ) cùng sống thọ như nhau.
Tính tròn một Hoa Giáp vui vì kéo dài thêm được năm tháng.
Chú thích : Xuân 椿 : Là một loại cây cao bóng cả, cớ 8 ngàn năm là mùa xuân, 8 ngàn năm là mùa thu, thường dùng để chỉ người cha, như tàng cây lớn che chỡ cho các con mình.
Huyên 萱 : Một loại cỏ trường sinh có lá nhỏ dài, hoa màu vàng đậm, hương thơm dìu dịu, phơi khô có thể ăn được, ( hoa Kim châm đó ).Tượng trưng cho sự dịu dàng của người mẹ. Vì thế, nên gọi cha Xuân đường ( âm cũ là Thung đường ), gọi mẹ là Huyên đường.
Hoa Giáp : Mười vị Thiên Can ( Thập vị Thiên Can ) là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm,Quý. Hợp với Thập nhị Địa Chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dâu, Tuất, Hợi... Theo tuần tự : Giáp với Tý, Ất với Sửu....vì một cái là 10, một cái là 12 nên khi giáp một vòng trở lại phải mất 60 chục năm, gọi là một Hoa Giáp. Nói cho dễ hiểu , Ai sanh năm nào mà trở lại đúng năm đó thì người đó sống được một Hoa Giáp, tức 61 tuổi ta, 60 tuổi tây. Ví dụ :
Sanh năm 1930 là năm Canh Ngọ, tới năm 1990 cũng là năm Canh Ngọ
Thầy sanh năm 1948 là năm Mậu Tý, nên đến năm 2008 cũng là năm Mậu Tý. Thầy đã làm sinh nhật Lục Tuần hồi năm 2008 rồi, năm nay 2011 thầy được 64 tuổi ta và 63 tuổi Mỹ.OK.
Trở lại phần Câu Đối của gia đình thầy. Ba Má thầy chẳng những không chết mà còn sống tới ngày làm Lễ Thất tuần, Bát tuần và sống dai...nhách cho tới hiện nay luôn. Vì có cái đà Lục Tuần, nên Thất Tuần cũng làm tiệc chúc Thọ, cũng quay Video luôn, lại nhăm năm 2000, năm của Thiên niên Kỷ mới , người Hoa gọi là Thiên Hỉ Niên 千禧年, hãy nghe câu đối của thầy đây :
Thiên hỉ tụng cổ hy , hợp quyến nhi tôn cộng lạc
千 禧 颂 古 稀, 合 眷 兒 孫 共 樂
Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan
七 旬 歌 雙 壽, 全 家 老 少 同 歡
Có nghĩa : Năm Thiên hỉ mừng người sống đến tuổi Cổ lai Hi, nên con cháu cả nhà cùng vui vẻ.
Mừng Thất tuần mà còn được song thọ, vì thế già trẻ lớn bé trong nhà đều vui mừng.
Đặc biệt năm nầy cũng là năm thầy về VN cưới vợ cho thằng con trai lớn, nên lại có câu đối sau đây :
Tự liệt tam giai tôn thú phụ 序列三階孫娶婦
Niên phùng Thiên hỉ tử vi ông 年逢千禧子為翁
Có nghĩa : Theo thứ tự thì đã đến đời thứ ba, cháu nội lấy vợ.
Theo năm thì lại nhằm năm Thiên hỉ, con trai cưới dâu ( làm ông già chồng ).
Hai năm sau, con thầy lại sanh con trai đầu lòng, Tết năm đó thầy về ăn Tết với câu đối 4 đời ( Tứ đại đồng đường 四代同堂 ) cho Ba Má thầy như sau :
Thị phụ thị tổ, hiện nhi thị phụ thị tổ 是父是祖,现兒是父是祖
Hữu nhi hữu tôn, kim tử hữu nhi hữu tôn 有兒有孫,今子有兒有孫
Có nghĩa : Là cha là ông nội, bây giờ con cũng là cha là ông nội.
Có con có cháu, hiện nay con cũng có con có cháu
Con của mình có cháu nội, con của mình làm ông nội là được 4 đời rồi đó. Ba thầy là trưởng nam thầy là nam trưởng, con trai thầy cũng nam trưởng lại sanh được một thằng trưởng nam, 4 đời trưởng nam nam trưởng, nên ....
Mừng thọ Bát Tuần của Ba Má thầy, cũng quay phim, cũng đãi tiệc và câu đối như sau :
Ngũ đại vọng đồng đường, niệm tải hậu hân khan bách tuế,
五 代 望 同 堂 , 廿 戴 後 欣 看 百 歲
Cửu tuần kỳ song thọ , thập niên tiền dĩ khánh Cổ hi
九 旬 期 雙 壽, 十 年 前 已 慶 古 稀.
Có nghĩa : Kỳ vọng được Ngũ đại đồng đường ( 5 đời còn sống đủ ) , hai mươi năm sau sẽ vui vẻ mà mừng được một trăm tuổi.
Mong ước đến chín mươi tuổi vẫn còn sống đủ hai người, mười năm trước đây đã ăn mừng tuổi Cổ lai Hi rồi.
Cái hay của câu đối này là, mừng thọ tám mươi, nhưng không có nhắc tới số 8, và Cổ lai Hi đã song thọ rồi, bây giờ lại mơ ước 90 vẫn còn song thọ, có nghĩa bây giờ vẫn đang song thọ đây.
50 năm ngày cưới, gọi là KIM HÔN 金婚 hoặc KIM KHÁNH 金慶. 60 năm thì gọi là TOẢN HÔN 鑚婚 , là kỷ niệm đám cưới KIM CƯƠNG.Ba Má thầy đều có cả. Sau đây là câu đối Toản Hôn của ba má thầy năm 2007 ( kết hôn năm 1947 ) như sau :
Lục thập niên cộng khổ đồng cam, kim niên hân khánh toản
六 十 年 共 苦 同 甘, 今 年 欣 慶 鑽
Tam vạn nhật phù trầm dữ thế , thử nhật hỉ song toàn
三 萬 日 浮 沉 與 世, 此 日 喜 雙 全
Có nghĩa : Sáu mươi năm cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, năm nay vui mà mừng kỷ niệm kim cương.
Gần ba chục ngàn ngày chìm nổi với cuộc đời, còn mừng là năm nay lại còn đủ cả hai người.
Trước trước sau sau, anh em thầy đã tổ chức làm Lễ Mừng Thọ cũng như kỷ niệm kết hôn 5 lần và quay 5 cuồn phim cho Ba Má thầy để làm kỷ niệm ( Mừng Thọ 60, 70, 80, Kim Hôn 1997, Toản Hôn 2007 ). Nhờ ơn Trời Phật, cho đến nay, Ba Má thầy vẫn còn rất khỏe mạnh ! Đây là phước phần của anh em thầy, của Ba Má thầy, của gia đình thầy mà ở chợ C R mình khó có gia đình thứ hai nào có được !.....
Một chút tự hào trong ngày Sinh Nhật, để biết trân trọng hơn những gì mà mình có được. Xin Tạ ơn Trời, Tạ ơn Đời và Tạ ơn tất cả những người xung quanh, cũng như Chân thành Tạ ơn tất cả những Thành viên của nhóm Tân Hưng mình, đã không ghét bỏ mà theo dõi đọc hết những tâm sự riêng tư nầy....
Một lần nữa, xin CHÂN THÀNH CẢM TẠ những lời chúc tốt đẹp của các Thầy Cô, các em học sinh thân thương cho ngày Sinh Nhật nầy.
Các em thân mến !
Kỳ nầy, thầy sẽ kể một giai thoại về câu đối trong tiểu thuyết võ hiệp của KIM DUNG để các em nghe chơi nhé ! Thầy tin rằng tất cả các em đều biết qua truyện " Anh Hùng Xạ Điêu " , tức " Xạ điêu anh hùng truyện " 射鵰英雄傳 của nhà văn Kim Dung, xem phim thì không có,nhưng xem truyện, các em sẽ đọc thấy.....
.... Khi bị Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu đánh cho một chưởng thừa sống thiếu chết, Hoàng Dung phải nhờ Quách Tĩnh cỏng đi tìm người trị thương. Được sự chỉ điểm của Thần Toán Tử Anh Cô, đi tìm Đoàn Nam Đế nhờ ngài dùng Nhất Dương Chỉ để trị thương cho Hoàng Dung. Vì mỗi lần dùng Nhất Dương Chỉ để trị thương cho ai, thì Đoàn Nam Đế phải mất hết công lực, sau 3 năm mới phục hồi lại được, cho nên các học trò của ngài là Ngư, Tiều, Canh và Độc có ý ngăn cản không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi. Từ chân núi đến đỉnh núi, Ngư Tiều Canh Độc 魚,樵,耕,讀 chia làm 4 trạm để cản trở, khó khăn lắm mới qua được 3 trạm Ngư, Tiểu và Canh.... Bây giờ tới trạm cuối cùng của ông ĐỘC nhé !...
Thấy Hoàng Dung giỏi văn thơ và đã lên tiếng chê trách là ông chỉ đọc sách như vẹt, chứ không hiểu hết ý nghĩa của Thánh hiền, qua câu chuyện nghe ông đọc một câu trong sách Luận ngữ là : " Mạc xuân dã, xuân phục ký thành, quan giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi qui...末春也,春服既成,冠者五六人,童子六七人,浴乎宜,風乎宇于,咏而歸... Có nghĩa ; Vào cuối xuân, quần áo mùa xuân đã may xong, năm sáu người lớn, sáu bảy trẻ nhỏ, tắm ở dòng sông Nghi, hứng gió ở đền Vũ Vu, rồi hát mà về....( tả cảnh sống thanh bình của dân chúng )....mà hỏi ông rằng : " Ông đọc sách Thánh hiền, mà có biết Bảy Mươi Hai người thành đạt 七十二賢 ( thất thập nhị hiền ) trong số 3 ngàn học trò của Không Tử, có bao nhiêu người già, bao nhiêu người trẻ không ? Ông Độc suy nghĩ mãi không ra , sách chỉ nói Thất thập nhị Hiền, chừ đâu có nói gì đến già trẻ. Hoàng Dung mới cười ông , và đem câu Luận ngữ mà ông vừa đọc để giải thích như thế nầy : Quan giả là người đội mũ, là người lớn, ngũ lục nhân, năm sáu người, 5 lần 6 là 30 người. Đồng tử là con nít là người trẻ, luc thất nhân, sáu bảy người, 6 lần 7 là 42 người. 30 cộng với 42, chẳng phải 72 là gì ? Cho nên tôi nói ông chỉ đọc sách như vẹt, chứ không hiểu hết ý nghĩa sâu xa ở bên trong là vậy đó ! " .Thấy Hoàng Dung mặc dù ngụy biện, lấy câu sách mình vừa đọc để mắng mình, nhưng cũng phải phục tài thông minh, cơ trí của cô ta, nên định thử xem con bé nầy giỏi tới đâu...
Đầu tiên, ông ta đọc một bài thơ, cho Hoàng Dung đoán lý lịch của mình, bài thơ như sau :
Lục kinh uẩn tịch hung trung cửu, 六經蕴籍胸中久
Nhất kiếm thập niên ma tại thủ, 一剣十年磨在手
Hạnh hoa đầu thượng nhất chi hoành 杏花頭上一枝横
Khủng tiết thiên cơ mạc lộ khẩu 恐泄天機莫露口
Nhất điểm luy luy đại như đẩu 一点畾畾大如斗
Giảm khước bán sàng chung sở hữu 减却半牀终所有
Hoàn danh trực đãi quải quan quy 完名直待挂冠歸
Bản lai diện mục quân tri phủ ? 本来面目君知否?
Bài thơ có nghĩa :
Lục kinh là : Sáu bộ kinh sách đã nung nấu trong lòng từ lâu và trong tay mười năm nay đã luôn mài một lưỡi gươm. Trên đầu hạnh hoa có một cành ngang, sợ để lộ thiên cơ nên đừng mở miệng. Một chấm to lớn như là cái đấu, sẽ có được khi đã giảm nửa sàng. Công thành danh toại nên muốn cáo lão về quê, gốc gác mặt mũi của ta, bạn đã biết rồi chưa ?
Hoàng Dung nghe xong, bèn lập lại hai câu đầu : Lục kinh đã thuộc nằm lòng, lại mười năm mài một lưỡi gươm, Quả là văn võ song toàn. Chữ lục 六 thêm chữ nhất 一 trong chữ nhât kiếm và chử thập 十 trong chữ thập niên, gộp lại thành chữ Tân 辛.Trên đầu chữ Hạnh 杏 thêm một gạch ngang , và ở phía dưới bỏ đi chữ khẩu ( mạc lộ khẩu 口) còn lại là chữ Mùi 未. Nhất điểm là một chấm ở trên chữ đại là chữ Khuyển 犬, giảm phân nữa chữ sàng 牀, tức là bỏ chữ mộc 木 đi, thêm chữ khuyển vào, sẽ thành chữ Trạng 狀. Cuối cùng, chữ hoàn danh, hoàn 完 mà quải quan là treo nón, bỏ cái nón ra, chữ Hoàn chỉ còn chữ Nguyên 元. Nhập kết quả của tám câu lại thành ra 4 chữ : Tân Mùi Trạng Nguyên, thì ra ông xuất thân là Trạng Nguyên đậu năm Tân Mùi, Xin kính chào Ngài Trạng Nguyên ạ !
Ông Độc rất phục cái thông minh, tài trí của Hoàng Dung, nhưng ông vẫn phải làm khó, vì nếu để Đoàn Nam Đế trị thương cho Hoàng Dung thì ông phải chịu mất hết công lực trong 3 năm, mà trước mắt ông đang gặp phải cường địch. Vì vậy, Ông bắt Hoàng Dung phải đối thêm 2 câu đối nữa, nếu dối được mới cho vào. Câu thứ nhất, vế ra của Ông như sau :
Phong bãi tông lư, thiên thủ Phật dao triệp điệp phiến ,
Có nghĩa : Gió đưa các nhánh cọ ( như cây thốt nốt xòe các nhánh như lá dừa ), giống như là ông Phật ngàn tay đang phe phẩy quạt.
Vế ra hay quá, lại rất tượng hình, muốn đối lại không khó, nhưng muốn đối cho hay thì....Chợt Hòang Dung nhìn thấy một cọng sen vương cao lên trong hồ, bèn xúc cảnh sinh tình mà đối ngay rằng :
Sương điêu hà diệp, độc cước quỷ đái tiêu dao cân.
霜 凋 荷 叶, 独 脚 鬼 戴 逍 遥 巾
Có nghĩa :Sương thu làm héo úa lá sen, trông giống như con quỷ một giò đội khăn tiêu dao. Bấy giờ đã vào buổi tàn thu, sen trong đầm đà tàn tạ, một cọng sen vương cao lên, lá sen bên trên bị sương thu nên héo úa đen đúa rũ xuống , trông tựa như người đang đội khăn, ông Độc dang đội khăn Tiêu Dao, khăn của thư sinh ngày xưa, bây giờ bị Hòang Dung diễu là Con quỷ một giò đội khăn tiêu dao, để đối lại với Ông Phật ngàn tay đang phe phẩy quạt. Đối khéo và hay quá, lại còn mắng mình là con quỷ một giò nữa chớ !. Nhưng vẫn không chịu thua, ông tiếp tục moi ra câu đối hóc búa mà ngày xưa thầy ông đã ra cho ông khi còn đi học, và mãi cho đến nay ông vẫn chưa đối lại được. Câu đối như sau :
Cầm Sắt Tì Bà bát đại vương, nhất ban đầu diện ,
琴 瑟 琵 琶 八 大 王, 一 般 頭 面
Có nghĩa : Cầm sắt tì bà ( là 4 loại nhạc cụ ) , mỗi chữ trên đầu đều có 2 chữ VƯƠNG 王, nên gọi là bát đại vương, Nhất ban đầu diện là mặt mũi đều giống nhau, vì 2 chữ vương của mỗi chữ đều nằm ở trên đầu.
Vế ra quả là hóc búa, trong một lúc muốn đối cho chỉnh không phải là dễ. Nhưng Hoàng Dung lại rất thông minh dĩnh ngộ, lại đúng ngay tình cảnh mình đang gặp trước mắt , nên nàng bèn cất tiếng đối ngay :
Si Mị Võng Lượng tứ tiểu quỷ, các tự đỗ tràng .
魑 魅 魍 魉 四 小 鬼, 各 自 肚 肠
Có nghĩa : Si mị võng lượng là 4 loài tiểu quỷ ở trong núi, chuyên phá phách người đi đường, các tự đỗ tràng( trường ) là mỗi con bụng dạ đều khác nhau. Câu đối thật khéo, thật chỉnh, Câm sắt tì bà đối với Si mị võng lượng, bát đại vương đối với Tứ tiểu quỷ, Nhất ban đầu diện đối với Các tự đỗ tràng vì phần trong của 4 chữ QUỶ là 4 bộ khác nhau. Câu đối còn hay ở chỗ, vừa đối chỉnh lại vừa mượn ý câu đối mà mắng 4 ông Ngư Tiều Canh Độc là " tứ tiểu quỷ " , mỗi người một bụng dạ khác nhau, như 4 con quỷ núi đều tìm cách ngăn chặn không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi......
Đến nước nầy, Ông Độc cũng phải chịu Hoàng Dung là giỏi và để cho 2 người lên núi........
Riêng thầy, thì thầy không biết là Hoàng Dung giỏi cở nào, nhưng KIM DUNG thì quả nhiên giỏi thiệt, chả trách mọi người đều mê đọc truyện của ông ta, già mê theo già, trẻ mê theo trẻ, trí thức mê theo trí thức, bình dân mê theo bình dân.....Quả thật là Ông Thần của tiểu thuyết Võ Hiệp TRung Hoa.
Hẹn gặp lại tuần sau với những giai thoại khác nữa nhé ! Thầy.
Các em thân mến !
Em nào không cảm thấy chán thì cứ tiếp tục theo thầy ôn lại những Giai Thoại về câu Đối nhé !
Cao Bá Quát, một văn tài thời vua Tự Đức, cùng lúc với Nguyễn Văn Siêu. Ông giỏi đến nỗi vua Tự Đức phải khen : " Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường. ". Có nghĩa : Viết văn mà được như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn đời Tiền Hán coi như không có ( Đời Tiền Hán rất thịnh về văn, ý muốn nói văn của NVS và CBQ còn hay hơn văn của đời Tiền Hán ). Còn làm thơ mà được như Tùng Thiện Vương và Tuy Lúy Vương thì thơ thời Thịnh Đường cũng bị chìm mất luôn.( Ý nói thơ của TTV và TLV làm còn hay hơn cả thơ thời Thịnh Đường ).
Cao Bá Quát giỏi văn tài, thao lược, có chí lớn, nhưng phải cái tội nghèo, ông rất xót xa đau khổ vì cái nghèo của mình( Xem Tài Tử Đa Cùng phú của ông sẽ rõ ! ). Vì tài giỏi, nên rất cao ngạo, ông từng nói :
Trong thiên hạ có 4 bồ chữ.
Một mình tôi giữ hết 2 bồ.
Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ.
Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !
Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương - làm được môt đôi câu đối hay, tình cờ Cao Bá Quát lại vào chầu, Vua muốn khoe đôi câu đối mới của mình, nên mời Quát xem câu đối hay, mà không có nói là của mình làm, để thử xem Quát bình phẩm như thế nào ?. Câu đối như thế nầy :
THẦN KHẢ BÁO QUÂN ÂN 臣可报君恩
TỬ NĂNG THỪA PHỤ NGHIỆP 子能承父業
Có nghĩa : Bề tôi, có thể báo đáp được ơn của Vua ban
Làm con, có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.
Ý của Vua Tự Đức là muốn tự hào về mình có thể nối được cơ nghiệp của cha mình mà làm vua một cách thật tốt, và các bề tôi của mình cũng rất trung thành mà báo đáp ơn của mình. Rất tự hào và hay quá ! Định khoe tài với Cao Bá Quát, biét là của Vua làm nhưng cũng giả nai, và không ngờ khi xem xong, Cao Ba Quát lại tâu rằng :
" Xin Bệ hạ hãy cho chém đầu ngay kẻ nào đã làm ra 2 câu đối nầy ! "
Nhà Vua ngạc nhiên hỏi : Tại sao ? , thì đáp là : " Đại nghịch bất đạo ", Hỏi : " Như thế nào ? " , thì Quát đáp rằng : " Chữ THẦN 臣 là bề tôi mà lại để trên chữ QUÂN 君 là Vua ( vì liễn viét đứng ). Chữ TỬ 子 là con mà lại để nằm trên chữ PHỤ 父 là cha, không phải " Đại nghịch bất đạo " là gì ?. Hỏi : " Phải làm sao ? ", thì Quát sửa lại là :
Quân ân, thần khả báo 君恩臣可報
Phụ nghiệp, tử năng thừa 父業子能承
Có nghĩa : Ơn Vua, bề tôi có thể báo đáp.
Cơ nghiệp của Cha, con có thể thừa kế.
Vua Tự Đức nghe xong, phải cho là giỏi, định khoe tài, không ngờ bị bẻ mặt.
Rất phục tài Cao Bá Quát, nhưng với cái lối phê bình hỗn xược đó, nha vua cũng không ưa.....
Khi theo giặc Châu Chấu Lê Duy Cự làm phản, bị bắt rồi bị tru di tam tộc, tan tành mộng làm đế vương, trong gông cùm nhưng vẫn luyến tiếc mộng ĐẾ VƯƠNG của mình, ta nghe ông làm đôi câu đối sau :
Mấy bước cùm gông chân có Đế,
Ba vòng xích sắt bước còn Vương.
Quả là đau khổ và cao ngạo tột cùng !. Ông lại đưa cả những lời văng tục( chưởi thề ) vào trong câu đối nữa mới là độc đáo chứ !. Các em hãy đọc đôi câu đối sau đây , làm trước khi bước lên đoạn đầu đài :
Ba hồi trống giục...đù cha kiếp,
Một nhát gươm đưa...bỏ mẹ đời !
Thân ái mến chào tạm biệt, hẹn gặp lại ở giai thoại lần sau. À, mà các em muốn nghe giai thoại Văn chương VN hay TQ ?. Xin cho biết ý kiến. Thầy.
Subject: Những Giai Thoại xoay quanh Câu đối
Các em thân mến !
Để mở đầu cho đề tài hấp dẫn nầy, thầy xin kể ngay một giai thoại về một Họa sư nổi tiếng về vẻ tranh Tre Trúc, đồng thời cũng là một nhà Thư Pháp lớn của Trung Quốc thời cận đại : TRỊNH BẢN KIỀU 鄭板橋. Truyện kể rằng......
Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng ( nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương ) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói : TỌA ! 坐 !, đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ : TRÀ ! 茶 !. chỉ tiếp khách chiếu lệ. Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời : THỈNH TỌA ! 請坐. và xoay vào trong bảo chú Tiểu : BÀO TRÀ !( có nghĩa là Pha trà ) 泡茶!và tiếp khách ân cần hơn. Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời : THỈNH THƯỢNG TỌA !( Mời ngồi lên ghế của thượng khách ) 請上坐 !. Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu : BÀO HẢO TRÀ ! 泡好茶 !. Tiếp đãi vô cùng ân cần, niềm nở, và khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi liễn. Ông rất sẵn lòng, mĩm cười cất bút viết đôi câu đối như sau :
TỌA, THỈNH TỌA, THỈNH THƯỢNG TỌA 坐,請坐,請上坐,
TRÀ, BÀO TRÀ, BÀO HẢO TRÀ 茶,泡茶,泡好茶!
Thầy kể chuyện nầy để trả lời cho câu hỏi của " Hia Bú " là : Có phải câu đối luôn là số lẻ 5, 7, 9, 11....hay không ? Xin trả lời : Thường thì như thế, nhưng không nhất thiết phải là số lẻ. Như câu đối trên đây bằng 1, 2, rồi 3 ráp lại là 6 chữ thành câu trên, và câu dưới cũng thế. Như thế, câu đối có thể từ 1 chữ cho đến 100 chữ cũng được, nếu mình đủ sức làm, và số chữ chẳng lẻ gì cũng được. Bài trước cũng đẫ cho Ví dụ rồi, bây giờ lại xem Ví dụ tiếp nhé :
Ta có câu đối Tết truyền thống 4 chữ như sau :
MAI KHAI NGŨ PHÚC 梅 開 五 福
TRÚC BÁO TAM ĐA 竹 報 三 多
Câu 1 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người mong mõi. )
Câu 2 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều( Tam Đa ) mà người ta mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử 三多 是 : 多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.
Bây giờ ta khai triển nó thành câu đối 5 chữ :
Mai khai trình ngũ phúc 梅 開 呈 五 福
Trúc báo hiến tam đa 竹 報 献 三 多
Cho nó thành 6 chữ :
Mai khai khai trình ngũ phúc 梅 開 開 呈 五 福
Trúc báo báo hiến tam đa 竹 報 報 献 三 多
Cho nó thành 7 chữ :
Mai khai ngũ phúc niên niên phúc 梅 開 五 福 年 年 福
Trúc báo tam đa tuế tuế đa 竹 報 三 多 嵗 嵗 多
Hoặc đão ngược lại cho nó hay hơn như :
Trúc báo tam đa đa hién thoại 竹 報 三 多 多 献 瑞
Mai khai ngũ phúc phúc lâm môn 梅 開 五 福 福 臨 門
Ta nhập 2 câu đối 4 chữ lại thành câu đối 8 chữ như :
Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái 五福臨門,三陽開泰
Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng canh tân 一元復始,萬象更新
Hồi Đám cưới của Thầy và của con của thầy nữa, thầy cũng viết câu đối 8 chữ như sau :
Nhật lệ phong hòa, môn đình hữu hỷ 日麗風和,門庭有喜
Nguyệt viên hoa hảo, gia thất hàm nghi 月圆花好,家室咸宜
Bây giờ thì thầy kể một loạt giai thoại VN mà có liên quan đến thầy nữa cho các em nghe chơi nhé !
Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đỗ, vì ông ở làng Yên đỗ và đậu đầu 3 cuộc thi nên gọi là TAM NGUYÊN : Đậu đầu thi hương gọi là HƯƠNG NGUYÊN, đậu đầu thi hội gọi là HỘI NGUYÊN và đậu đầu thi đình gọi là ĐÌNH NGUYÊN.Ông rất giỏi vể làm câu đối. Ngày xưa, khi nhà có điều hiếu hỉ như đám cưới, đám ma... thường được mừng chúc hoặc chia buồn bằng đôi câu đối.Muốn có câu đối hay thì phải nhờ đến những bậc Đại khoa có tài như Nguyễn Khuyến làm thì mới có giá trị. Muốn nhờ những người nầy làm câu đối thì phải có lễ vật, tốn kém vô cùng.
Một hôm, có một anh kia mang lễ vật rất hậu đến nói với cụ Tam Nguyên rằng : Nhờ cụ làm cho một đôi câu đối mà hiếu hay hỉ gì cũng dùng được cả , để đám cưới, đám ma, chúc thọ... nhiều quá, mỗi lần đều rất tốn kém, thà tốn một lần cho xứng đáng để khỏi phải mỗi lần mỗi tốn, Cụ cười cho cái hảo ý của anh ta, và viết cho đôi câu đối như sau :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận 一 德 在 天 随 付 份
Thất tình ư ngã khởi vô tâm 七 情 於 我 豈 無 心
Giải thích như sau :
Nếu là đám cưới sẽ có nghĩa như thế nầy : Cái đức là do Trời ban, duyên Trời rung ruổi phải gặp số phận như thế. Về mặt tình cảm của con người ( Thất tình là Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Ai, Cụ, Dục ) Tôi đâu thể vô tâm trước cái vui của quý vị.....
Nếu là đám ma thì sẽ giải thích như sau : Cái đức do Trời ban cho số phận có bao nhiêu đó mà thôi ( đừng buồn nữa ). Về mặt tình người thì tôi đâu thể vô tâm làm ngơ trước sự tang tóc của các vị......
Nếu là chúc thọ thì lại có nghĩa : Cái đức của Trời cho được hưởng phước phần trường thọ là vậy, còn về nhân tình thì tôi cũng đâu thể làm ngơ, tức là tôi cũng chúc mừng cho quý vị đó.....
Khi đi điếu tang Bác Hai La Hiệp, thầy có viết thêm câu đối nầy ( ngoài câu đối chánh đặc riêng cho Bác, có giải thích ) còn câu nầy thì không có giải thich, định bụng bao giờ bàn đến câu đối mới giải thích luôn, bây giờ thì đã rõ.....
Bây giờ, thì thầy nói về Trần Tế Xương nhé ! TTX cũng có một bài thơ theo thể HÁT NÓI về Tết, trong đó có 2 câu đối rất hay. Mời các em đọc bài Hát nói sau :
"Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài
Huống thân danh mình đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối
Đối rằng:
"Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
極 人 間 之 品 價,風 月 情 懷
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt”
最 世 上 之 風 流,江 湖 氣 骨
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Thưa rằng hay thật là hay
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài
Xưa nay em vẫn chịu ngài".
Hai câu đối trên thuộc loại Câu đối 10 chữ, có nghĩa như sau :
Câu 1 : Cái phẩm giá cao nhất trong đời nầy là : Tình hoài vọng về gió trăng phong nguyệt.( chỉ sự cao thượng, không nhuốm mùi tiền bạc tầm thường của thế tục ).
Câu 2 : Cái phong lưu nhất trên đời nầy là : Khí cốt của kẻ giang hồ.( rày đây mai đó, không màng đến lợi danh ).
Bây giờ thì thầy sẽ kể một câu chuyên về bản thân thầy nhé !
Năm thầy 20 tuổi, nghĩa là đã đi dạy học được 2 năm rồi, và cũng có nghĩa là đến tuổi động viên phải đi lính rồi. Thầy là Chuyên viên Điện ảnh của Sư đoàn 3 Không Quân Biên Hòa. Cuối tuần, thường hay đi phép về Chợ Lớn, Ở trọ nhà một người bạn học cũ. Một hôm, khi vừa về đến Chợ Lớn thì ông bạn của thầy cho biết tin là mẹ của người chủ nhà trọ qua đời tối hôm trước. Trong lúc bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sẵn miếng vải lị ông bạn thầy làm để điếu tang, thầy viết luôn đôi Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến lên đó :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận,
Thất tình ư ngã khởi vô tâm.
Lúc đó, thầy còn trẻ, nét chữ còn mạnh mẽ như rồng bay phượng múa, làm cho một người bà con đến điếu trầm trồ và tìm đến gặp thầy để hỏi thăm....đủ thứ. Sau đó, hỏi lại người bà con, mới biết Ông ta là vua mức bí của Chợ Lớn, thấy thầy tuổi trẻ mà viết được Câu đối cao siêu làm vậy, lại thêm nét chữ thanh nhã bay bướm, nên mới hỏi thăm gia thế và định bắt thầy....làm rễ. Mời thầy đến nhà chơi, ăn cơm, để cho con gái ông ta xem mắt, và rất thường xuyên lui tới với gia đình ông bạn của thầy.
Chuyên tưởng như xong rồi, chuyến nầy chuột sa hủ nếp nhé !
Tết năm đó, thầy ăn mức đến ngọt tới tim luôn, sẵn hứng chí,thừa thắng xông lên , thầy viết luôn một đôi liẽn Tết dán lên nhà của người bà con để khoe tài. Đó là đôi liễn " quỹ quái " của Trần Tế Xương đó :
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
Ông Vua mức bí đến xem thấy, hỏi của ai viết, rồi bảo gở xuống, và từ đó ông ta không thèm hỏi thăm đến thầy nữa. Đợi hoài không thấy động tịnh gì cả, thầy đâm nghi ngờ, rồi hỏi thăm người bà con, thì được họ nói cho biết như sau :
Trước đây, ông ta thấy thầy tuổi trẻ mà có học thức, văn hay chữ tốt, nên định chiêu thầy làm rễ để tiếp giúp ông ta quản lý sổ sách, phát triển làm ăn, chừng thấy câu đối Tết của thầy , Ông ta nản chí quá. Suốt ngày nó cứ " Phong nguyệt tình hoài " hú hí với con gái mình hoài, không biết lo làm ăn, lại còn " giang hồ khí cốt " nữa chứ, không khéo nó rủ rê con gái mình bỏ nhà theo nó đi giang hồ thì bỏ bu luôn. Không được, phải kiếm thằng nào chí thú làm ăn, giúp ông ta làm giàu thêm nữa thì mới được......Thế là vãn tuồng.
Các em thấy đó, đồng thời cũng là một Câu đối, nhưng Câu đối của Nguyễn Khuyến thì người ta khen hay muốn gả con gái cho, còn Câu đối của Trần Tế Xương thì làm hư việc hết.......
Đây là chuyện thật một trăm phần trăm của đời thầy hồi còn trẻ, thỉnh thoảng thầy sẽ kể thêm những chuyện khác có liên quan đến văn chương cho các em nghe chơi. Lúc đầu thầy định kể những chuyện nầy nhờ Văn T T viết lại thành những truyện ngắn nho nhỏ, nhưng chưa có dịp, với lại thầy chỉ thấy VTT gần đây chỉ làm thơ nên thôi......
Các em thân mến !
Kỳ nầy nhằm sinh nhật của thầy, nên sẵn tiện cho thầy xin phép kể lể về những câu " Câu đối " mà thầy đã làm nhé....
Thập niên 80 của Thế kỷ trước, khi thầy mở Tổ hợp làm sơn dầu ở Chợ Lớn. Lúc Tết đến, thầy đã làm câu đối 6 chữ, như thế nầy :
Tạo tựu ngũ quang thập sắc 造就五光十色
Tấu thành vạn tử thiên hồng 凑成萬紫千红
Có nghĩa :
Tạo nên năm màu mười sắc,( rất tiếc thành ngữ " Ngũ quang thập sắc " của tiếng Hoa, không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt ).
Hợp thành ngàn tía muôn hồng ( Vạn tử thiên hồng là muôn hồng ngàn tía )
Đôi câu đối nầy, được ký giả của Báo XX bản tiếng Hoa trầm trồ và đến phỏng vấn thầy vì Thứ nhất, câu đối lạ, lạ ở chỗ nó chỉ có 6 chữ. Thứ nhì, nó hay vì nêu lên được đặc trưng màu sắc của nghề làm sơn. Thứ ba, Họ không ngờ một người làm sơn, một con buôn, mà biết làm câu đối. Thế thôi.
Sự thật, thì trước khi làm câu đối nầy, thầy đã đọc qua câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến làm cho bà thợ nhuộm khóc chồng, câu đối như thế nầy :
Thiếp từ khi lá THẮM xe duyên, khi vận TÍA, lúc cơn ĐEN, ĐIỀU dại ĐIỀU khôn nhờ bố ĐỎ.
Chàng ở suối VÀNG có biết, vợ má HỒNG, con răng TRẮNG, TÍM gan TÍM ruột với trời XANH.
Câu đối trên gồm đủ màu sắc của nhà thợ nhộm : Thắm, tía, đen, điều, đỏ vàng, hồng, trắng, tím, xanh.
Ngoài ra, năm nào thầy cũng có làm câu đối Tết để dán trước cửa nhà, bỏ qua các câu tầm thường, thầy chỉ điểm những câu đặc biệt thôi nhé !. Năm 1996 là năm đầu tiên Nhà Nước cấm đốt pháo Ăn Tết. Thầy dán đôi câu đối thế nầy trước cửa :
Bộc trúc vô thanh xuân nhưng chí 爆竹無聲春仍至
Huỳnh mai hữu sắc phước hoàn lai 黄梅有色福還来
Có nghĩa : ( mặc dù ) Pháo đã không còn nồ vang, nhưng mùa xuân thì vẫn cứ đến.( cấm pháo, chớ đâu cấm được mùa xuân ! ) và ( nếu ) Mai vàng vẫn còn khoe sắc, thì phước vẫn hãy còn đến nhà mà thôi !
Câu đối nầy hay ở chỗ đáp ứng được thời cuộc, phù hợp với hoàn cảnh thực tế đang sống...Không cho đốt pháo, nhưng Xuân vẫn đến, Mai vẫn nở, Tết vẫn...ăn như thường....
Sau 1975, nhà thầy có mở một quán bán Cà phê ở dưới mé sông. Một hôm, có một ông khách không biết từ đâu đến, ngồi uống Cà phê xong, nhìn tướng của Ba thầy, rồi bói cho một quẻ, nói đúng vanh vách những chuyện quá khứ, làm mọi người đều khâm phục. Nhưng sau cùng, ông ta phán một câu : " ...Nhưng, số của ông không có ân Lục tuần nhen, phải ráng mà tu nhân tích đức...". Làm mọi người trong gia đình lo quá !. Ba thầy sanh năm 1930, lúc đó là 1984, 85 gì đó... cũng gần 60 rồi. Cái lo của mọi người là vì ông Nội thầy chỉ sống có 59 tuổi, thầy lại có một người chú chú bác cũng chỉ sông có 57 tuổi rồi " đai ". Đến Tết năm 1989 , ba thầy 60 tuổi ta, vừa mùng 4 Tết, thì ở dưới Chợ có mấy người lên bàn giao chức vụ Tổng Lý Nhị Tỳ Tiều Châu ở bên Cái Nai, ba thầy phải " Hui Nhị Tỳ " ngay ngày hôm đó. Thầy mới nói chới với các em thầy là : Mới đầu năm đầu tháng mà ông già đã " hui nhị tỳ " rồi, vậy là năm nay PÁ mình không có chết đâu. và quả thật ông già không chết, nên năm 61 tuổi, anh em thầy làm Lễ chúc Thọ cho Ba Má thầy luôn. 1990, mới bắt đầu có quay Video, mặc dù giá còn mắc lắm, thời may có một thân nhân Việt Kiều về thăm cho được 50 đô, nên thầy quyết định chơi luôn.... và Câu đối trong buổi Lễ chúc Thọ như sau :
Tụng khánh Xuân Huyên hân tịnh thọ 颂慶椿萱欣並壽
Toán chu Hoa Giáp lạc diên niên 算週花甲樂延年
Có nghĩa : Chúc tụng ăn mừng Cha Mẹ ( xuân, huyên ) cùng sống thọ như nhau.
Tính tròn một Hoa Giáp vui vì kéo dài thêm được năm tháng.
Chú thích : Xuân 椿 : Là một loại cây cao bóng cả, cớ 8 ngàn năm là mùa xuân, 8 ngàn năm là mùa thu, thường dùng để chỉ người cha, như tàng cây lớn che chỡ cho các con mình.
Huyên 萱 : Một loại cỏ trường sinh có lá nhỏ dài, hoa màu vàng đậm, hương thơm dìu dịu, phơi khô có thể ăn được, ( hoa Kim châm đó ).Tượng trưng cho sự dịu dàng của người mẹ. Vì thế, nên gọi cha Xuân đường ( âm cũ là Thung đường ), gọi mẹ là Huyên đường.
Hoa Giáp : Mười vị Thiên Can ( Thập vị Thiên Can ) là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm,Quý. Hợp với Thập nhị Địa Chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dâu, Tuất, Hợi... Theo tuần tự : Giáp với Tý, Ất với Sửu....vì một cái là 10, một cái là 12 nên khi giáp một vòng trở lại phải mất 60 chục năm, gọi là một Hoa Giáp. Nói cho dễ hiểu , Ai sanh năm nào mà trở lại đúng năm đó thì người đó sống được một Hoa Giáp, tức 61 tuổi ta, 60 tuổi tây. Ví dụ :
Sanh năm 1930 là năm Canh Ngọ, tới năm 1990 cũng là năm Canh Ngọ
Thầy sanh năm 1948 là năm Mậu Tý, nên đến năm 2008 cũng là năm Mậu Tý. Thầy đã làm sinh nhật Lục Tuần hồi năm 2008 rồi, năm nay 2011 thầy được 64 tuổi ta và 63 tuổi Mỹ.OK.
Trở lại phần Câu Đối của gia đình thầy. Ba Má thầy chẳng những không chết mà còn sống tới ngày làm Lễ Thất tuần, Bát tuần và sống dai...nhách cho tới hiện nay luôn. Vì có cái đà Lục Tuần, nên Thất Tuần cũng làm tiệc chúc Thọ, cũng quay Video luôn, lại nhăm năm 2000, năm của Thiên niên Kỷ mới , người Hoa gọi là Thiên Hỉ Niên 千禧年, hãy nghe câu đối của thầy đây :
Thiên hỉ tụng cổ hy , hợp quyến nhi tôn cộng lạc
千 禧 颂 古 稀, 合 眷 兒 孫 共 樂
Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan
七 旬 歌 雙 壽, 全 家 老 少 同 歡
Có nghĩa : Năm Thiên hỉ mừng người sống đến tuổi Cổ lai Hi, nên con cháu cả nhà cùng vui vẻ.
Mừng Thất tuần mà còn được song thọ, vì thế già trẻ lớn bé trong nhà đều vui mừng.
Đặc biệt năm nầy cũng là năm thầy về VN cưới vợ cho thằng con trai lớn, nên lại có câu đối sau đây :
Tự liệt tam giai tôn thú phụ 序列三階孫娶婦
Niên phùng Thiên hỉ tử vi ông 年逢千禧子為翁
Có nghĩa : Theo thứ tự thì đã đến đời thứ ba, cháu nội lấy vợ.
Theo năm thì lại nhằm năm Thiên hỉ, con trai cưới dâu ( làm ông già chồng ).
Hai năm sau, con thầy lại sanh con trai đầu lòng, Tết năm đó thầy về ăn Tết với câu đối 4 đời ( Tứ đại đồng đường 四代同堂 ) cho Ba Má thầy như sau :
Thị phụ thị tổ, hiện nhi thị phụ thị tổ 是父是祖,现兒是父是祖
Hữu nhi hữu tôn, kim tử hữu nhi hữu tôn 有兒有孫,今子有兒有孫
Có nghĩa : Là cha là ông nội, bây giờ con cũng là cha là ông nội.
Có con có cháu, hiện nay con cũng có con có cháu
Con của mình có cháu nội, con của mình làm ông nội là được 4 đời rồi đó. Ba thầy là trưởng nam thầy là nam trưởng, con trai thầy cũng nam trưởng lại sanh được một thằng trưởng nam, 4 đời trưởng nam nam trưởng, nên ....
Mừng thọ Bát Tuần của Ba Má thầy, cũng quay phim, cũng đãi tiệc và câu đối như sau :
Ngũ đại vọng đồng đường, niệm tải hậu hân khan bách tuế,
五 代 望 同 堂 , 廿 戴 後 欣 看 百 歲
Cửu tuần kỳ song thọ , thập niên tiền dĩ khánh Cổ hi
九 旬 期 雙 壽, 十 年 前 已 慶 古 稀.
Có nghĩa : Kỳ vọng được Ngũ đại đồng đường ( 5 đời còn sống đủ ) , hai mươi năm sau sẽ vui vẻ mà mừng được một trăm tuổi.
Mong ước đến chín mươi tuổi vẫn còn sống đủ hai người, mười năm trước đây đã ăn mừng tuổi Cổ lai Hi rồi.
Cái hay của câu đối này là, mừng thọ tám mươi, nhưng không có nhắc tới số 8, và Cổ lai Hi đã song thọ rồi, bây giờ lại mơ ước 90 vẫn còn song thọ, có nghĩa bây giờ vẫn đang song thọ đây.
50 năm ngày cưới, gọi là KIM HÔN 金婚 hoặc KIM KHÁNH 金慶. 60 năm thì gọi là TOẢN HÔN 鑚婚 , là kỷ niệm đám cưới KIM CƯƠNG.Ba Má thầy đều có cả. Sau đây là câu đối Toản Hôn của ba má thầy năm 2007 ( kết hôn năm 1947 ) như sau :
Lục thập niên cộng khổ đồng cam, kim niên hân khánh toản
六 十 年 共 苦 同 甘, 今 年 欣 慶 鑽
Tam vạn nhật phù trầm dữ thế , thử nhật hỉ song toàn
三 萬 日 浮 沉 與 世, 此 日 喜 雙 全
Có nghĩa : Sáu mươi năm cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, năm nay vui mà mừng kỷ niệm kim cương.
Gần ba chục ngàn ngày chìm nổi với cuộc đời, còn mừng là năm nay lại còn đủ cả hai người.
Trước trước sau sau, anh em thầy đã tổ chức làm Lễ Mừng Thọ cũng như kỷ niệm kết hôn 5 lần và quay 5 cuồn phim cho Ba Má thầy để làm kỷ niệm ( Mừng Thọ 60, 70, 80, Kim Hôn 1997, Toản Hôn 2007 ). Nhờ ơn Trời Phật, cho đến nay, Ba Má thầy vẫn còn rất khỏe mạnh ! Đây là phước phần của anh em thầy, của Ba Má thầy, của gia đình thầy mà ở chợ C R mình khó có gia đình thứ hai nào có được !.....
Một chút tự hào trong ngày Sinh Nhật, để biết trân trọng hơn những gì mà mình có được. Xin Tạ ơn Trời, Tạ ơn Đời và Tạ ơn tất cả những người xung quanh, cũng như Chân thành Tạ ơn tất cả những Thành viên của nhóm Tân Hưng mình, đã không ghét bỏ mà theo dõi đọc hết những tâm sự riêng tư nầy....
Một lần nữa, xin CHÂN THÀNH CẢM TẠ những lời chúc tốt đẹp của các Thầy Cô, các em học sinh thân thương cho ngày Sinh Nhật nầy.
Các em thân mến !
Kỳ nầy, thầy sẽ kể một giai thoại về câu đối trong tiểu thuyết võ hiệp của KIM DUNG để các em nghe chơi nhé ! Thầy tin rằng tất cả các em đều biết qua truyện " Anh Hùng Xạ Điêu " , tức " Xạ điêu anh hùng truyện " 射鵰英雄傳 của nhà văn Kim Dung, xem phim thì không có,nhưng xem truyện, các em sẽ đọc thấy.....
.... Khi bị Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu đánh cho một chưởng thừa sống thiếu chết, Hoàng Dung phải nhờ Quách Tĩnh cỏng đi tìm người trị thương. Được sự chỉ điểm của Thần Toán Tử Anh Cô, đi tìm Đoàn Nam Đế nhờ ngài dùng Nhất Dương Chỉ để trị thương cho Hoàng Dung. Vì mỗi lần dùng Nhất Dương Chỉ để trị thương cho ai, thì Đoàn Nam Đế phải mất hết công lực, sau 3 năm mới phục hồi lại được, cho nên các học trò của ngài là Ngư, Tiều, Canh và Độc có ý ngăn cản không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi. Từ chân núi đến đỉnh núi, Ngư Tiều Canh Độc 魚,樵,耕,讀 chia làm 4 trạm để cản trở, khó khăn lắm mới qua được 3 trạm Ngư, Tiểu và Canh.... Bây giờ tới trạm cuối cùng của ông ĐỘC nhé !...
Thấy Hoàng Dung giỏi văn thơ và đã lên tiếng chê trách là ông chỉ đọc sách như vẹt, chứ không hiểu hết ý nghĩa của Thánh hiền, qua câu chuyện nghe ông đọc một câu trong sách Luận ngữ là : " Mạc xuân dã, xuân phục ký thành, quan giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi qui...末春也,春服既成,冠者五六人,童子六七人,浴乎宜,風乎宇于,咏而歸... Có nghĩa ; Vào cuối xuân, quần áo mùa xuân đã may xong, năm sáu người lớn, sáu bảy trẻ nhỏ, tắm ở dòng sông Nghi, hứng gió ở đền Vũ Vu, rồi hát mà về....( tả cảnh sống thanh bình của dân chúng )....mà hỏi ông rằng : " Ông đọc sách Thánh hiền, mà có biết Bảy Mươi Hai người thành đạt 七十二賢 ( thất thập nhị hiền ) trong số 3 ngàn học trò của Không Tử, có bao nhiêu người già, bao nhiêu người trẻ không ? Ông Độc suy nghĩ mãi không ra , sách chỉ nói Thất thập nhị Hiền, chừ đâu có nói gì đến già trẻ. Hoàng Dung mới cười ông , và đem câu Luận ngữ mà ông vừa đọc để giải thích như thế nầy : Quan giả là người đội mũ, là người lớn, ngũ lục nhân, năm sáu người, 5 lần 6 là 30 người. Đồng tử là con nít là người trẻ, luc thất nhân, sáu bảy người, 6 lần 7 là 42 người. 30 cộng với 42, chẳng phải 72 là gì ? Cho nên tôi nói ông chỉ đọc sách như vẹt, chứ không hiểu hết ý nghĩa sâu xa ở bên trong là vậy đó ! " .Thấy Hoàng Dung mặc dù ngụy biện, lấy câu sách mình vừa đọc để mắng mình, nhưng cũng phải phục tài thông minh, cơ trí của cô ta, nên định thử xem con bé nầy giỏi tới đâu...
Đầu tiên, ông ta đọc một bài thơ, cho Hoàng Dung đoán lý lịch của mình, bài thơ như sau :
Lục kinh uẩn tịch hung trung cửu, 六經蕴籍胸中久
Nhất kiếm thập niên ma tại thủ, 一剣十年磨在手
Hạnh hoa đầu thượng nhất chi hoành 杏花頭上一枝横
Khủng tiết thiên cơ mạc lộ khẩu 恐泄天機莫露口
Nhất điểm luy luy đại như đẩu 一点畾畾大如斗
Giảm khước bán sàng chung sở hữu 减却半牀终所有
Hoàn danh trực đãi quải quan quy 完名直待挂冠歸
Bản lai diện mục quân tri phủ ? 本来面目君知否?
Bài thơ có nghĩa :
Lục kinh là : Sáu bộ kinh sách đã nung nấu trong lòng từ lâu và trong tay mười năm nay đã luôn mài một lưỡi gươm. Trên đầu hạnh hoa có một cành ngang, sợ để lộ thiên cơ nên đừng mở miệng. Một chấm to lớn như là cái đấu, sẽ có được khi đã giảm nửa sàng. Công thành danh toại nên muốn cáo lão về quê, gốc gác mặt mũi của ta, bạn đã biết rồi chưa ?
Hoàng Dung nghe xong, bèn lập lại hai câu đầu : Lục kinh đã thuộc nằm lòng, lại mười năm mài một lưỡi gươm, Quả là văn võ song toàn. Chữ lục 六 thêm chữ nhất 一 trong chữ nhât kiếm và chử thập 十 trong chữ thập niên, gộp lại thành chữ Tân 辛.Trên đầu chữ Hạnh 杏 thêm một gạch ngang , và ở phía dưới bỏ đi chữ khẩu ( mạc lộ khẩu 口) còn lại là chữ Mùi 未. Nhất điểm là một chấm ở trên chữ đại là chữ Khuyển 犬, giảm phân nữa chữ sàng 牀, tức là bỏ chữ mộc 木 đi, thêm chữ khuyển vào, sẽ thành chữ Trạng 狀. Cuối cùng, chữ hoàn danh, hoàn 完 mà quải quan là treo nón, bỏ cái nón ra, chữ Hoàn chỉ còn chữ Nguyên 元. Nhập kết quả của tám câu lại thành ra 4 chữ : Tân Mùi Trạng Nguyên, thì ra ông xuất thân là Trạng Nguyên đậu năm Tân Mùi, Xin kính chào Ngài Trạng Nguyên ạ !
Ông Độc rất phục cái thông minh, tài trí của Hoàng Dung, nhưng ông vẫn phải làm khó, vì nếu để Đoàn Nam Đế trị thương cho Hoàng Dung thì ông phải chịu mất hết công lực trong 3 năm, mà trước mắt ông đang gặp phải cường địch. Vì vậy, Ông bắt Hoàng Dung phải đối thêm 2 câu đối nữa, nếu dối được mới cho vào. Câu thứ nhất, vế ra của Ông như sau :
Hoàng Dung nghe xong, bèn lập lại hai câu đầu : Lục kinh đã thuộc nằm lòng, lại mười năm mài một lưỡi gươm, Quả là văn võ song toàn. Chữ lục 六 thêm chữ nhất 一 trong chữ nhât kiếm và chử thập 十 trong chữ thập niên, gộp lại thành chữ Tân 辛.Trên đầu chữ Hạnh 杏 thêm một gạch ngang , và ở phía dưới bỏ đi chữ khẩu ( mạc lộ khẩu 口) còn lại là chữ Mùi 未. Nhất điểm là một chấm ở trên chữ đại là chữ Khuyển 犬, giảm phân nữa chữ sàng 牀, tức là bỏ chữ mộc 木 đi, thêm chữ khuyển vào, sẽ thành chữ Trạng 狀. Cuối cùng, chữ hoàn danh, hoàn 完 mà quải quan là treo nón, bỏ cái nón ra, chữ Hoàn chỉ còn chữ Nguyên 元. Nhập kết quả của tám câu lại thành ra 4 chữ : Tân Mùi Trạng Nguyên, thì ra ông xuất thân là Trạng Nguyên đậu năm Tân Mùi, Xin kính chào Ngài Trạng Nguyên ạ !
Ông Độc rất phục cái thông minh, tài trí của Hoàng Dung, nhưng ông vẫn phải làm khó, vì nếu để Đoàn Nam Đế trị thương cho Hoàng Dung thì ông phải chịu mất hết công lực trong 3 năm, mà trước mắt ông đang gặp phải cường địch. Vì vậy, Ông bắt Hoàng Dung phải đối thêm 2 câu đối nữa, nếu dối được mới cho vào. Câu thứ nhất, vế ra của Ông như sau :
Phong bãi tông lư, thiên thủ Phật dao triệp điệp phiến ,
Có nghĩa : Gió đưa các nhánh cọ ( như cây thốt nốt xòe các nhánh như lá dừa ), giống như là ông Phật ngàn tay đang phe phẩy quạt.
Vế ra hay quá, lại rất tượng hình, muốn đối lại không khó, nhưng muốn đối cho hay thì....Chợt Hòang Dung nhìn thấy một cọng sen vương cao lên trong hồ, bèn xúc cảnh sinh tình mà đối ngay rằng :
Vế ra hay quá, lại rất tượng hình, muốn đối lại không khó, nhưng muốn đối cho hay thì....Chợt Hòang Dung nhìn thấy một cọng sen vương cao lên trong hồ, bèn xúc cảnh sinh tình mà đối ngay rằng :
Sương điêu hà diệp, độc cước quỷ đái tiêu dao cân.
霜 凋 荷 叶, 独 脚 鬼 戴 逍 遥 巾
Có nghĩa :Sương thu làm héo úa lá sen, trông giống như con quỷ một giò đội khăn tiêu dao. Bấy giờ đã vào buổi tàn thu, sen trong đầm đà tàn tạ, một cọng sen vương cao lên, lá sen bên trên bị sương thu nên héo úa đen đúa rũ xuống , trông tựa như người đang đội khăn, ông Độc dang đội khăn Tiêu Dao, khăn của thư sinh ngày xưa, bây giờ bị Hòang Dung diễu là Con quỷ một giò đội khăn tiêu dao, để đối lại với Ông Phật ngàn tay đang phe phẩy quạt. Đối khéo và hay quá, lại còn mắng mình là con quỷ một giò nữa chớ !. Nhưng vẫn không chịu thua, ông tiếp tục moi ra câu đối hóc búa mà ngày xưa thầy ông đã ra cho ông khi còn đi học, và mãi cho đến nay ông vẫn chưa đối lại được. Câu đối như sau :
Cầm Sắt Tì Bà bát đại vương, nhất ban đầu diện ,
琴 瑟 琵 琶 八 大 王, 一 般 頭 面
Có nghĩa : Cầm sắt tì bà ( là 4 loại nhạc cụ ) , mỗi chữ trên đầu đều có 2 chữ VƯƠNG 王, nên gọi là bát đại vương, Nhất ban đầu diện là mặt mũi đều giống nhau, vì 2 chữ vương của mỗi chữ đều nằm ở trên đầu.
Vế ra quả là hóc búa, trong một lúc muốn đối cho chỉnh không phải là dễ. Nhưng Hoàng Dung lại rất thông minh dĩnh ngộ, lại đúng ngay tình cảnh mình đang gặp trước mắt , nên nàng bèn cất tiếng đối ngay :
Si Mị Võng Lượng tứ tiểu quỷ, các tự đỗ tràng .
魑 魅 魍 魉 四 小 鬼, 各 自 肚 肠
Có nghĩa : Si mị võng lượng là 4 loài tiểu quỷ ở trong núi, chuyên phá phách người đi đường, các tự đỗ tràng( trường ) là mỗi con bụng dạ đều khác nhau. Câu đối thật khéo, thật chỉnh, Câm sắt tì bà đối với Si mị võng lượng, bát đại vương đối với Tứ tiểu quỷ, Nhất ban đầu diện đối với Các tự đỗ tràng vì phần trong của 4 chữ QUỶ là 4 bộ khác nhau. Câu đối còn hay ở chỗ, vừa đối chỉnh lại vừa mượn ý câu đối mà mắng 4 ông Ngư Tiều Canh Độc là " tứ tiểu quỷ " , mỗi người một bụng dạ khác nhau, như 4 con quỷ núi đều tìm cách ngăn chặn không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi......
Đến nước nầy, Ông Độc cũng phải chịu Hoàng Dung là giỏi và để cho 2 người lên núi........
Riêng thầy, thì thầy không biết là Hoàng Dung giỏi cở nào, nhưng KIM DUNG thì quả nhiên giỏi thiệt, chả trách mọi người đều mê đọc truyện của ông ta, già mê theo già, trẻ mê theo trẻ, trí thức mê theo trí thức, bình dân mê theo bình dân.....Quả thật là Ông Thần của tiểu thuyết Võ Hiệp TRung Hoa.
Hẹn gặp lại tuần sau với những giai thoại khác nữa nhé ! Thầy.
Các em thân mến !
Em nào không cảm thấy chán thì cứ tiếp tục theo thầy ôn lại những Giai Thoại về câu Đối nhé !
Cao Bá Quát, một văn tài thời vua Tự Đức, cùng lúc với Nguyễn Văn Siêu. Ông giỏi đến nỗi vua Tự Đức phải khen : " Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường. ". Có nghĩa : Viết văn mà được như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn đời Tiền Hán coi như không có ( Đời Tiền Hán rất thịnh về văn, ý muốn nói văn của NVS và CBQ còn hay hơn văn của đời Tiền Hán ). Còn làm thơ mà được như Tùng Thiện Vương và Tuy Lúy Vương thì thơ thời Thịnh Đường cũng bị chìm mất luôn.( Ý nói thơ của TTV và TLV làm còn hay hơn cả thơ thời Thịnh Đường ).
Cao Bá Quát giỏi văn tài, thao lược, có chí lớn, nhưng phải cái tội nghèo, ông rất xót xa đau khổ vì cái nghèo của mình( Xem Tài Tử Đa Cùng phú của ông sẽ rõ ! ). Vì tài giỏi, nên rất cao ngạo, ông từng nói :
Trong thiên hạ có 4 bồ chữ.
Một mình tôi giữ hết 2 bồ.
Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ.
Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !
Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương - làm được môt đôi câu đối hay, tình cờ Cao Bá Quát lại vào chầu, Vua muốn khoe đôi câu đối mới của mình, nên mời Quát xem câu đối hay, mà không có nói là của mình làm, để thử xem Quát bình phẩm như thế nào ?. Câu đối như thế nầy :
THẦN KHẢ BÁO QUÂN ÂN 臣可报君恩
TỬ NĂNG THỪA PHỤ NGHIỆP 子能承父業
Có nghĩa : Bề tôi, có thể báo đáp được ơn của Vua ban
Làm con, có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.
Ý của Vua Tự Đức là muốn tự hào về mình có thể nối được cơ nghiệp của cha mình mà làm vua một cách thật tốt, và các bề tôi của mình cũng rất trung thành mà báo đáp ơn của mình. Rất tự hào và hay quá ! Định khoe tài với Cao Bá Quát, biét là của Vua làm nhưng cũng giả nai, và không ngờ khi xem xong, Cao Ba Quát lại tâu rằng :
" Xin Bệ hạ hãy cho chém đầu ngay kẻ nào đã làm ra 2 câu đối nầy ! "
Nhà Vua ngạc nhiên hỏi : Tại sao ? , thì đáp là : " Đại nghịch bất đạo ", Hỏi : " Như thế nào ? " , thì Quát đáp rằng : " Chữ THẦN 臣 là bề tôi mà lại để trên chữ QUÂN 君 là Vua ( vì liễn viét đứng ). Chữ TỬ 子 là con mà lại để nằm trên chữ PHỤ 父 là cha, không phải " Đại nghịch bất đạo " là gì ?. Hỏi : " Phải làm sao ? ", thì Quát sửa lại là :
Quân ân, thần khả báo 君恩臣可報
Phụ nghiệp, tử năng thừa 父業子能承
Có nghĩa : Ơn Vua, bề tôi có thể báo đáp.
Cơ nghiệp của Cha, con có thể thừa kế.
Vua Tự Đức nghe xong, phải cho là giỏi, định khoe tài, không ngờ bị bẻ mặt.
Rất phục tài Cao Bá Quát, nhưng với cái lối phê bình hỗn xược đó, nha vua cũng không ưa.....
Khi theo giặc Châu Chấu Lê Duy Cự làm phản, bị bắt rồi bị tru di tam tộc, tan tành mộng làm đế vương, trong gông cùm nhưng vẫn luyến tiếc mộng ĐẾ VƯƠNG của mình, ta nghe ông làm đôi câu đối sau :
Mấy bước cùm gông chân có Đế,
Ba vòng xích sắt bước còn Vương.
Quả là đau khổ và cao ngạo tột cùng !. Ông lại đưa cả những lời văng tục( chưởi thề ) vào trong câu đối nữa mới là độc đáo chứ !. Các em hãy đọc đôi câu đối sau đây , làm trước khi bước lên đoạn đầu đài :
Ba hồi trống giục...đù cha kiếp,
Một nhát gươm đưa...bỏ mẹ đời !
Thân ái mến chào tạm biệt, hẹn gặp lại ở giai thoại lần sau. À, mà các em muốn nghe giai thoại Văn chương VN hay TQ ?. Xin cho biết ý kiến. Thầy.
Subject: Những Giai Thoại xoay quanh Câu đối
Các em thân mến !
Để mở đầu cho đề tài hấp dẫn nầy, thầy xin kể ngay một giai thoại về một Họa sư nổi tiếng về vẻ tranh Tre Trúc, đồng thời cũng là một nhà Thư Pháp lớn của Trung Quốc thời cận đại : TRỊNH BẢN KIỀU 鄭板橋. Truyện kể rằng......
Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng ( nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương ) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói : TỌA ! 坐 !, đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ : TRÀ ! 茶 !. chỉ tiếp khách chiếu lệ. Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời : THỈNH TỌA ! 請坐. và xoay vào trong bảo chú Tiểu : BÀO TRÀ !( có nghĩa là Pha trà ) 泡茶!và tiếp khách ân cần hơn. Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời : THỈNH THƯỢNG TỌA !( Mời ngồi lên ghế của thượng khách ) 請上坐 !. Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu : BÀO HẢO TRÀ ! 泡好茶 !. Tiếp đãi vô cùng ân cần, niềm nở, và khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi liễn. Ông rất sẵn lòng, mĩm cười cất bút viết đôi câu đối như sau :
TỌA, THỈNH TỌA, THỈNH THƯỢNG TỌA 坐,請坐,請上坐,
TRÀ, BÀO TRÀ, BÀO HẢO TRÀ 茶,泡茶,泡好茶!
Thầy kể chuyện nầy để trả lời cho câu hỏi của " Hia Bú " là : Có phải câu đối luôn là số lẻ 5, 7, 9, 11....hay không ? Xin trả lời : Thường thì như thế, nhưng không nhất thiết phải là số lẻ. Như câu đối trên đây bằng 1, 2, rồi 3 ráp lại là 6 chữ thành câu trên, và câu dưới cũng thế. Như thế, câu đối có thể từ 1 chữ cho đến 100 chữ cũng được, nếu mình đủ sức làm, và số chữ chẳng lẻ gì cũng được. Bài trước cũng đẫ cho Ví dụ rồi, bây giờ lại xem Ví dụ tiếp nhé :
Ta có câu đối Tết truyền thống 4 chữ như sau :
MAI KHAI NGŨ PHÚC 梅 開 五 福
TRÚC BÁO TAM ĐA 竹 報 三 多
Câu 1 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người mong mõi. )
Câu 2 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều( Tam Đa ) mà người ta mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử 三多 是 : 多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.
Bây giờ ta khai triển nó thành câu đối 5 chữ :
Mai khai trình ngũ phúc 梅 開 呈 五 福
Trúc báo hiến tam đa 竹 報 献 三 多
Cho nó thành 6 chữ :
Mai khai khai trình ngũ phúc 梅 開 開 呈 五 福
Trúc báo báo hiến tam đa 竹 報 報 献 三 多
Cho nó thành 7 chữ :
Mai khai ngũ phúc niên niên phúc 梅 開 五 福 年 年 福
Trúc báo tam đa tuế tuế đa 竹 報 三 多 嵗 嵗 多
Hoặc đão ngược lại cho nó hay hơn như :
Trúc báo tam đa đa hién thoại 竹 報 三 多 多 献 瑞
Mai khai ngũ phúc phúc lâm môn 梅 開 五 福 福 臨 門
Ta nhập 2 câu đối 4 chữ lại thành câu đối 8 chữ như :
Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái 五福臨門,三陽開泰
Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng canh tân 一元復始,萬象更新
Hồi Đám cưới của Thầy và của con của thầy nữa, thầy cũng viết câu đối 8 chữ như sau :
Nhật lệ phong hòa, môn đình hữu hỷ 日麗風和,門庭有喜
Nguyệt viên hoa hảo, gia thất hàm nghi 月圆花好,家室咸宜
Bây giờ thì thầy kể một loạt giai thoại VN mà có liên quan đến thầy nữa cho các em nghe chơi nhé !
Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đỗ, vì ông ở làng Yên đỗ và đậu đầu 3 cuộc thi nên gọi là TAM NGUYÊN : Đậu đầu thi hương gọi là HƯƠNG NGUYÊN, đậu đầu thi hội gọi là HỘI NGUYÊN và đậu đầu thi đình gọi là ĐÌNH NGUYÊN.Ông rất giỏi vể làm câu đối. Ngày xưa, khi nhà có điều hiếu hỉ như đám cưới, đám ma... thường được mừng chúc hoặc chia buồn bằng đôi câu đối.Muốn có câu đối hay thì phải nhờ đến những bậc Đại khoa có tài như Nguyễn Khuyến làm thì mới có giá trị. Muốn nhờ những người nầy làm câu đối thì phải có lễ vật, tốn kém vô cùng.
Một hôm, có một anh kia mang lễ vật rất hậu đến nói với cụ Tam Nguyên rằng : Nhờ cụ làm cho một đôi câu đối mà hiếu hay hỉ gì cũng dùng được cả , để đám cưới, đám ma, chúc thọ... nhiều quá, mỗi lần đều rất tốn kém, thà tốn một lần cho xứng đáng để khỏi phải mỗi lần mỗi tốn, Cụ cười cho cái hảo ý của anh ta, và viết cho đôi câu đối như sau :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận 一 德 在 天 随 付 份
Thất tình ư ngã khởi vô tâm 七 情 於 我 豈 無 心
Giải thích như sau :
Nếu là đám cưới sẽ có nghĩa như thế nầy : Cái đức là do Trời ban, duyên Trời rung ruổi phải gặp số phận như thế. Về mặt tình cảm của con người ( Thất tình là Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Ai, Cụ, Dục ) Tôi đâu thể vô tâm trước cái vui của quý vị.....
Nếu là đám ma thì sẽ giải thích như sau : Cái đức do Trời ban cho số phận có bao nhiêu đó mà thôi ( đừng buồn nữa ). Về mặt tình người thì tôi đâu thể vô tâm làm ngơ trước sự tang tóc của các vị......
Nếu là chúc thọ thì lại có nghĩa : Cái đức của Trời cho được hưởng phước phần trường thọ là vậy, còn về nhân tình thì tôi cũng đâu thể làm ngơ, tức là tôi cũng chúc mừng cho quý vị đó.....
Khi đi điếu tang Bác Hai La Hiệp, thầy có viết thêm câu đối nầy ( ngoài câu đối chánh đặc riêng cho Bác, có giải thích ) còn câu nầy thì không có giải thich, định bụng bao giờ bàn đến câu đối mới giải thích luôn, bây giờ thì đã rõ.....
Bây giờ, thì thầy nói về Trần Tế Xương nhé ! TTX cũng có một bài thơ theo thể HÁT NÓI về Tết, trong đó có 2 câu đối rất hay. Mời các em đọc bài Hát nói sau :
"Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài
Huống thân danh mình đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối
Đối rằng:
"Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
Chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài
Huống thân danh mình đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối
Đối rằng:
"Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
極 人 間 之 品 價,風 月 情 懷
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt”
最 世 上 之 風 流,江 湖 氣 骨
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt”
最 世 上 之 風 流,江 湖 氣 骨
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Thưa rằng hay thật là hay
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài
Xưa nay em vẫn chịu ngài".
Hai câu đối trên thuộc loại Câu đối 10 chữ, có nghĩa như sau :
Câu 1 : Cái phẩm giá cao nhất trong đời nầy là : Tình hoài vọng về gió trăng phong nguyệt.( chỉ sự cao thượng, không nhuốm mùi tiền bạc tầm thường của thế tục ).
Câu 2 : Cái phong lưu nhất trên đời nầy là : Khí cốt của kẻ giang hồ.( rày đây mai đó, không màng đến lợi danh ).
Câu 1 : Cái phẩm giá cao nhất trong đời nầy là : Tình hoài vọng về gió trăng phong nguyệt.( chỉ sự cao thượng, không nhuốm mùi tiền bạc tầm thường của thế tục ).
Câu 2 : Cái phong lưu nhất trên đời nầy là : Khí cốt của kẻ giang hồ.( rày đây mai đó, không màng đến lợi danh ).
Bây giờ thì thầy sẽ kể một câu chuyên về bản thân thầy nhé !
Năm thầy 20 tuổi, nghĩa là đã đi dạy học được 2 năm rồi, và cũng có nghĩa là đến tuổi động viên phải đi lính rồi. Thầy là Chuyên viên Điện ảnh của Sư đoàn 3 Không Quân Biên Hòa. Cuối tuần, thường hay đi phép về Chợ Lớn, Ở trọ nhà một người bạn học cũ. Một hôm, khi vừa về đến Chợ Lớn thì ông bạn của thầy cho biết tin là mẹ của người chủ nhà trọ qua đời tối hôm trước. Trong lúc bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sẵn miếng vải lị ông bạn thầy làm để điếu tang, thầy viết luôn đôi Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến lên đó :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận,
Thất tình ư ngã khởi vô tâm.
Năm thầy 20 tuổi, nghĩa là đã đi dạy học được 2 năm rồi, và cũng có nghĩa là đến tuổi động viên phải đi lính rồi. Thầy là Chuyên viên Điện ảnh của Sư đoàn 3 Không Quân Biên Hòa. Cuối tuần, thường hay đi phép về Chợ Lớn, Ở trọ nhà một người bạn học cũ. Một hôm, khi vừa về đến Chợ Lớn thì ông bạn của thầy cho biết tin là mẹ của người chủ nhà trọ qua đời tối hôm trước. Trong lúc bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sẵn miếng vải lị ông bạn thầy làm để điếu tang, thầy viết luôn đôi Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến lên đó :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận,
Thất tình ư ngã khởi vô tâm.
Lúc đó, thầy còn trẻ, nét chữ còn mạnh mẽ như rồng bay phượng múa, làm cho một người bà con đến điếu trầm trồ và tìm đến gặp thầy để hỏi thăm....đủ thứ. Sau đó, hỏi lại người bà con, mới biết Ông ta là vua mức bí của Chợ Lớn, thấy thầy tuổi trẻ mà viết được Câu đối cao siêu làm vậy, lại thêm nét chữ thanh nhã bay bướm, nên mới hỏi thăm gia thế và định bắt thầy....làm rễ. Mời thầy đến nhà chơi, ăn cơm, để cho con gái ông ta xem mắt, và rất thường xuyên lui tới với gia đình ông bạn của thầy.
Chuyên tưởng như xong rồi, chuyến nầy chuột sa hủ nếp nhé !
Tết năm đó, thầy ăn mức đến ngọt tới tim luôn, sẵn hứng chí,thừa thắng xông lên , thầy viết luôn một đôi liẽn Tết dán lên nhà của người bà con để khoe tài. Đó là đôi liễn " quỹ quái " của Trần Tế Xương đó :
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
Ông Vua mức bí đến xem thấy, hỏi của ai viết, rồi bảo gở xuống, và từ đó ông ta không thèm hỏi thăm đến thầy nữa. Đợi hoài không thấy động tịnh gì cả, thầy đâm nghi ngờ, rồi hỏi thăm người bà con, thì được họ nói cho biết như sau :
Trước đây, ông ta thấy thầy tuổi trẻ mà có học thức, văn hay chữ tốt, nên định chiêu thầy làm rễ để tiếp giúp ông ta quản lý sổ sách, phát triển làm ăn, chừng thấy câu đối Tết của thầy , Ông ta nản chí quá. Suốt ngày nó cứ " Phong nguyệt tình hoài " hú hí với con gái mình hoài, không biết lo làm ăn, lại còn " giang hồ khí cốt " nữa chứ, không khéo nó rủ rê con gái mình bỏ nhà theo nó đi giang hồ thì bỏ bu luôn. Không được, phải kiếm thằng nào chí thú làm ăn, giúp ông ta làm giàu thêm nữa thì mới được......Thế là vãn tuồng.
Các em thấy đó, đồng thời cũng là một Câu đối, nhưng Câu đối của Nguyễn Khuyến thì người ta khen hay muốn gả con gái cho, còn Câu đối của Trần Tế Xương thì làm hư việc hết.......
Đây là chuyện thật một trăm phần trăm của đời thầy hồi còn trẻ, thỉnh thoảng thầy sẽ kể thêm những chuyện khác có liên quan đến văn chương cho các em nghe chơi. Lúc đầu thầy định kể những chuyện nầy nhờ Văn T T viết lại thành những truyện ngắn nho nhỏ, nhưng chưa có dịp, với lại thầy chỉ thấy VTT gần đây chỉ làm thơ nên thôi......
Đây là chuyện thật một trăm phần trăm của đời thầy hồi còn trẻ, thỉnh thoảng thầy sẽ kể thêm những chuyện khác có liên quan đến văn chương cho các em nghe chơi. Lúc đầu thầy định kể những chuyện nầy nhờ Văn T T viết lại thành những truyện ngắn nho nhỏ, nhưng chưa có dịp, với lại thầy chỉ thấy VTT gần đây chỉ làm thơ nên thôi......
Thân ái mến chào. Thầy Đức.
Dienstag, 10. Dezember 2013
10-12-2013 Sau Cơn Giong Bảo
Liên tiếp hai ngày cuối tuần miền bắc Đức và thành phố Hamburg của cô bạn gái thân thời niên thiếu đang cư ngụ phải chịu đựng cảnh giong bảo , số cây cao bị tróc góc ngả hơn 120 địa điểm ,có cảnh thoát nạn trong gang tất huyền diệu , chợ cá bị ngập lụt đến hơn đầu gối , thiệt hại về vật chất và cây xanh , ta nạn xe ngoài xa lộ nhìn thấy rất kinh hoàng , xa lộ Đức luôn có nhiều xe vận tải hạng nặng kéo theo 2 toa hàng , giong gió đả đẩy những toa xe hàng sau quật qua những đường lái song song và ngược chiều khiến có đoạn một loạt 40 chiếc xe vô tội đụng chùm lẩn nhau , thiên tai kéo theo thảm họa tai nạn khiến ngày Nicolaus trở thành đáng sợ nhất từ trước đến nay ,chắc chắn trong các chiếc xe tư nhân bị tai nạn từ trời giáng xuống , phải có những bậc làm cha hay mẹ đang trên đường đi làm về , mang theo quà trong xe chuẩn bị cho những đứa con mong đợi ngày Nicolaus mỏi năm chỉ đến có một ngày ............
Cảnh giong bảo xảy ra trên các bờ biển bắc Âu tuy củng sống thần vổ cao dồn dập ,kéo ngả sập những khu nhà kiểm soát bải biển , nước củng ngập theo vào đất liền , nhưng hình ảnh sau cơn bảo là những cây ngả và vật chất bị hư hại ,1,2, mạng người bất hạnh ra đi , không có cảnh tình tan thương khóc liệt như ở Phi Luật Tân , hình như ai củng ý thức trong người , cảm nhận rất tự nhiên là sau cơn bảo , thiên tai thì đả không thể tránh khỏi ,nhưng mọi việc sau đó sẻ lại được như củ ,mọi thứ đều được bảo hiểm đền bù , chỉ tốn công dọn dẹp , đăng ký bảo hiểm ,những chiếc xe bị tai nạn ngoại trừ một ,hai người tử vong người nhà phải mang tang , bên cạnh nổi buồn mất người thân ,thì có được tiền bảo hiểm nhân thọ bồi thường ,số bị thương còn lại vào bệnh viện được ngành y tế chăm sóc kỷ và tốt vì ai củng có bảo hiểm bệnh tật ,dù tổn phí có cao đến mứt nào củng toàn bộ do hãng bảo hiểm trả , bệnh viện như trúng mánh có dịp thu nhập thêm tha hồ kê thêm đủ thứ cần thiết cho nạn nhân , xe tư nhân hư hao củng được baỏ hiểm đền bù xửa chửa hay cho mua lại xe mới .v..v.....,chất lượng cuộc sống khác biệt giữa người ở Tây phương và Á Đông khác nhau mỏi khi có vấn nạn hay thiên tai xảy ra ,càng được thấy sự chên lệt đặt biệt rỏ ràng , sau cơn bảo người ta vẩn bàn luận thiên tai như vấn đề chỉ để kiểm chứng , thu gom kinh nghiệm , không có cảnh đối khát ,nhà tan cửa nát thành từng đóng phế thải , không có cảnh người sống hít thở không khí cùng với những xác chết tan thương cả tuần qua tuần , chịu đựng cảnh địa ngục kinh dị của trần giang , có những đêm đứng cạnh cửa sổ nhìn mưa rơi trong đêm tối , thầm thắc mắc củng là sinh ra phận con người ,củng cùng là thiên tai ,sao lại có sự khác biệt không thể nào so sánh được giữa các nước Đông và Tây quá lớn lao ngoài sức tưởng tượng .
Hôm nay đi chợ Giáng Sinh , đả là tuần Avent thứ 2 rồi ,người mua sắm đông đúc , chợ nào củng đông , đường phố tiệm nào củng ánh đèn trang trí sáng rực , các góc đường ở chợ hay bải đậu xe lớn bắt đầu bày bán cây thông trang trí cho mùa Giáng Sinh , giá chỉ còn bằng một nửa hôm đầu tháng vợ chồng vội vàng đi mua về lúc hàng còn khan hiếm , trời hoàng hôn mây màu hồng như vải ngân hà được lang rộng khắp tứ phương , không có dấu hiệu gì bi thương của một quốc gia vừa trải qua cơn bảo sống thần , ngược lại còn hiện diện khắp nơi trên mặt cảm nhận ra sự hạnh phúc phồn thịnh và mai mắn của thần dân ở đây , nhât là làm nghề nhà hàng ,mỏi ngày đều có người đặc bàn tiệc để chung vui cuối năm ,ăn mừng Giáng Sinh sắp đến , tháng nầy hầu như ai ai củng có tiền thêm của hãng xưởng hay cấp trên thưởng cho , sau khi mua sắm quà cáp cho thân nhân bạn bè , ai củng thích ăn những bửa thật ngon thật phung phívào cuối năm ,làm thật nhiều bánh ngọt , như là việc cần thiết cho cuộc sống làm người . song song thì củng có rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ món tiền thưởng còn lại cho việc làm từ thiện trẻ em xứ chậm tiến khắp nơi đang cần , người ta sống cuộc sống thật đầy đủ về vật chât lẩn tinh thần , và lở không mai sinh ra là nạn nhân có tật ,xả hội nầy chăm sóc họ chu đáo hơn người thường ,những khi nhìn thấy hoàng hôn bầu trời toàn mây màu hồng ,mình hay nghỉ đến chuyện xứ trời đông ,chuyện trời tây ,củng như những lúc mưa nửa đêm tựa cửa nhìn ra ngoài màng đêm , tư tưởng thả về với quá khứ thời niên thiếu , nghỉ đến chuyện tâm linh , chuyện nghiệp quả , chuyện xum quanh xảy ra cho bạn bè thân nhân và bản thân, đả xa nhà lâu lắm rồi ,mỏi lần về củng chỉ vội vội vàng vàng 4 tuần lể thăm viếng tứ tung ,rồi trở qua sống lại cuộc đời người dân bản xứ nơi đây , nói tiếng bản xứ cả ngày vì nghề nghiệp ,nhưng hình như có sống như vậy bao lâu , ở đây 5.6 ,chục năm thêm nửa ,thì cũng không thể nào quên được góc rể và thói quen của người sinh ra từ xứ Á đông , một xứ sở văn hóa thật lâu đời nhưng cuộc sống nghèo giàu khổ cực chên lệt quá lạc hậu phức tạp không sao hiểu hết được .
Đả 34 năm mượn đất khách xứ người làm nơi tạm trú lập nghiệp như quê hương thứ 2 trong cuộc đời , được hưởng mọi sư ưu ái từ giáo dục đến quyền công dân như người bản xứ , nhưng trong thâm tâm vẩn hay đa cảm với thân phận những người được sinh ra ,lớn lên và bất đất vì sống luôn ở quê nhà , có những nhân phẩm đức hạnh và tài năng xuất chúng bất hạnh bị dùi dập không phát huy ra được phần sáng trong nhân sinh , những tấm lòng cao thượng bị bỏ rơi trong xã hội ,và biết bao nhiêu người vì lý tưởng ,vì quốc dân bị tàn phế , đui mù phải sống một kiếp miệt mài không được ấm no , lây lất thân tàn như chiếc bóng của cuộc đời ,ít người còn nhớ đến hay để ý tới ,ngoại trừ những người có quan hệ từ cuộc chiến hơn 38 năm trước .... cảm ơn cuộc đời nầy đả ưu ái với cả nhà mình , và mỏi ngày vẩn luôn cầu nguyện như lời bà nội dạy cầu mỏi đêm ngày còn nhỏ khi những tháng hè ba cho về quê cù lao sống chung bà được bà chỉ bảo bắt làm theo , lời cầu nguyện mỏi ngày có thể khiến thân tâm được hướng thiện , và nhiều lời cầu nguyện có thể khiến xả hội ngày càng có nhiều người hướng thiện , hoàn mỹ , như câu nói của ai đả từng được đọc qua ; Sương Thiên Hữu Lệ ,Nhân Giang Vẩn Hữu Tình .
Sau cơn giong bảo , dù biết rằng khu dân cư gia đình N ở rất an toàn , tự nhiên rất nhớ mọi chuyện thời niên thiếu , một thời đả chia sẻ với nhau những mẩu chuyện vui ,chuyện buồn thế thái nhân tình , và cùng nhau ccia sẻ quà vặt hàng ngày thời gian ba N đi học tập cải tạo chưa về , bây giờ nước mắn chanh tổi của mình làm ra được mọi người khen ngon , công lao phải thuộc về phần đả chia sẻ công việc với N thời niên thiếu , những ngày còn ở nhà , mỏi lần đến rủ N đi uốn nước mía hay ăn khoai , chuối nướng , đến nhà Tứ Ca ca chơi buổi tối , đều phải nhìn và phụ N bâm cho hết trên chiếc thớt bự đón tổi ớt thật nhuyễn , vắt tranh thật kỷ không cho hột rớt ào keo lớn bằng thủy tinh , để pha nước mắn cho hàng cơm tấm của bà thím N dùng ngày hôm sau , gia đình N sau năm 75 ,đả dọn từ khu gia binh về ở nhà ông nội và ông chú ,rồi ba N đi cải tạo đến hơn 3 năm sau mới được thả về , với một lý do rất đặc biệt chỉ có gia đình bạn N và mình được N cho biết .......................................
Mittwoch, 4. Dezember 2013
5 -12-2013 倚窗听雨
雨,总在夜里张扬。于是,窗,就有了一份在意 .几天来,雨,适时地多了起来,细细地听那雨落在树上的沙沙声透窗而入,心,就被韵上一片夜雨的痕迹 . 很喜欢下雨的季节,尤其是连绵不尽的雨天,一切雨中的植物都显得那么生机勃勃。小时候更喜欢站在雨中让雨淋湿头发,淋湿全身,那种感觉真的很好:更喜欢在接连几天的连雨天后,山间都会有山泉奔淌,在那泉水中光着脚趟水 ,听到滴答滴答的声音,感觉清晰而有节奏 , 声声入耳 .享受这美妙的雨声 , 像生命中的丝线,雨,串起我成长的印迹 .
也许是从小就淘气、顽皮的缘故,在我生命的底色里,早早就有了对雨的记忆. 小时候每逢下雨,别人家的孩子总是急急忙忙往家跑,我却忙不迭的跑到院中,下雨啦 , 下雨啦 , 蹦蹦跳跳的瞎喊。豆大的雨点打在我的脸上、身上,衣服很快湿透 , 心境感觉清晰欢喜.如今已经长大了,已经不再需要人保护, 人自出生那一刻起,就开始了慢慢的人生旅程。没有一条路没有风雨没有坎坷,也没有一条路始终是黑暗没有光亮 . 不管是阳光灿烂还是风雨交加,在时间的流逝中,都将是成为旅程中的一部分回忆,选择了就得走下去,要想走的好,那么只有随时保持足够的信心和勇气,才能不断前进.
此生己遇到一生所要遇到的人,经历一生所必须经历的事 , 风香满天和下雨的时刻,所有的遇见,所有的相逢,在茫茫尘世中不早也不晚的相遇和相逢 ,需要多大的缘分, 佛说:" 前生千次的回眸才换得今生的擦肩而过 " 所以没有理由不珍惜这人生缘份 , 善待自己 , 也善待所遇到有缘分的人 .如果深爱一个人,那么就永远宽容他的一切 , 也理解宽容 ,它不但可以拓宽沟通的范围,还能不断地扩大自己的舒适区 , 只是能够做到坦坦然然的宽容 , 是需要多少难过忧伤的日子, 多大的心疼才换得一份心灵的宁静来处事安然 . 红尘滚滚,经过岁月的打磨才能够得到修身养性的人生境界 , 所以每当下雨时, 倚窗听雨 ,记忆里的是对童年生活的怀念 ,长成一个如今成熟的自我,饱尝世间的沧桑 , 当年老时 , 人生是不是只有看清了,看淡了,进入一种散淡如菊,我心悠然的超脱境界生话 ?
悠然是智,是明智,是大智,是佛智。做到悠然者,无人能及!
Abonnieren
Posts (Atom)